Các tin tức tại MEDlatec
Cập nhật tình hình dịch COVID ở Thái Lan
- 24/03/2022 | Chuyên gia tư vấn về việc tầm soát Covid-19 với chụp CT phổi
- 26/03/2022 | Chụp phổi sau Covid có cần thiết không - Ảnh hưởng hậu Covid đối với sức khỏe ra sao?
- 22/05/2025 | Các triệu chứng COVID mới, cách điều trị và phòng ngừa
- 24/05/2025 | Dấu hiệu COVID biến chủng mới và biện pháp phòng ngừa
- 27/05/2025 | Vắc xin COVID-19 có còn hiệu quả với các biến thể mới hay không?
1. Tình hình dịch COVID ở Thái Lan
Trong giai đoạn từ ngày 7/4-4/5/2025, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã ghi nhận 23.164 ca nhiễm mới và 1.328 ca tử vong do SARS-CoV-2 tại hơn 80 quốc gia trên toàn cầu. So với 46.269 ca trong 28 ngày trước đó, số lượng ca nhiễm mới giảm đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có 15 quốc gia (thuộc châu Phi, châu Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á) ghi nhận mức tăng trên 10%.
Số lượng ca nhiễm SARS-CoV-2 mới tại nhiều khu vực trên thế giới vẫn có xu hướng tăng
Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, với hàng trăm nghìn ca nhiễm mới được phát hiện, tính từ đầu năm.
Ông Somsak Thepsuthin - Bộ trưởng Bộ Y tế Công cộng Thái Lan cho biết trong vòng 21 tuần kể từ đầu năm đến nay, nước này đã phát hiện 108.891 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, XEC thuộc dòng Omicron hiện là biến thể chiếm ưu thế, với tốc độ lây lan nhanh.
Cũng theo Bộ trưởng Somsak Thepsuthin, 27 ca tử vong tại Thái Lan từ đầu năm đến nay tập trung chủ yếu ở các đối tượng có nguy cơ cao. Cụ thể, 80% ca tử vong tại xứ Chùa Vàng là người cao tuổi.
Tình hình dịch COVID ở Thái Lan đầu năm 2025 có xu hướng diễn biến khó lường
Theo The Nation, phát ngôn viên của Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan, tiến sĩ Jurai Wongsawat cho biết Thái Lan vẫn chưa đạt đỉnh dịch. Dự đoán trong 2 đến 3 tháng tới số lượng ca nhiễm mới sẽ tiếp tục tăng. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm SARS-CoV-2 tại nước này hiện vào khoảng 0.02%.
Thủ đô Băng Cốc là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt dịch này, với hàng ngàn ca mắc mới mỗi tuần. Theo Smartraveller, từ ngày 1/5/2025, chính phủ Thái Lan đã yêu cầu du khách quốc tế đăng ký thẻ nhập cảnh điện tử (TDAC) trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh. Đồng thời, chính phủ nước này cũng khuyến cáo du khách tích cực cập nhật tin tức về tình hình dịch bệnh, chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng.
Còn tại Việt Nam, số lượng ca nhiễm mới tính từ đầu năm đến nay là 148 ca, rải rác tại 27 tỉnh thành, chưa phát hiện trường hợp tử vong và ổ dịch quy mô lớn (thông tin từ Bộ Y tế). Tuy vậy, trong khoảng 3 tuần gần đây, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại nước ta có xu hướng tăng nhẹ, với khoảng 20 ca được ghi nhận mỗi tuần.
2. Thông tin về biến thể mới
Hiện nay, XEC là biến thể đang chiếm ưu thế tại Thái Lan và nhiều khu vực khác. Biến thể này được phát hiện lần đầu tại Đức vào khoảng giữa năm 2024. Theo phân tích, XEC lai giữa biến thể KS.1.1 và KP.3.3 của dòng Omicron.
Đặc điểm khiến biến thể này trở nên nguy hiểm là nó có khả năng né tránh miễn dịch, tốc độ lây lan nhanh. Theo tài liệu nghiên cứu công bố bởi WHO, nếu so với biến thể KP.3.1.1 thì hệ số lây truyền (Re) của Omicron XEC cao hơn 1.13 lần.
Biến thể SARS-CoV-2 mới có tốc độ lây lan nhanh, đe dọa tái bùng phát dịch
Khi bị nhiễm XEC, cơ thể thường xuất hiện những triệu chứng cảnh báo như:
- Ho khan, ho có đờm.
- Cơ thể bị sốt nhẹ từ 37.5 độ C đến 38.5 độ C.
- Ớn lạnh.
- Đau rát cổ họng.
- Mất vị giác hoặc khứu giác.
- Mệt mỏi, uể oải.
- Tiêu chảy ở mức độ nhẹ.
- Ngạt mũi, chảy nước mũi.
- Đau đầu.
XEC thường gây triệu chứng sốt nhẹ hoặc ớn lạnh
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng cho thấy biến thể COVID mới nguy hiểm hơn những biến thể cũ. Tuy nhiên với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ liều, phụ nữ mang thai,... triệu chứng biểu hiện có thể nghiêm trọng hơn.
3. Cách phòng ngừa
Trước tình hình dịch COVID ở Thái Lan diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế tại từng địa phương tăng cường biện pháp rà soát phát hiện, hướng dẫn điều trị kịp thời cho người nhiễm bệnh. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mọi người dân cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như:
- Đeo khẩu trang: Khi đi ra ngoài, tham gia các phương tiện công cộng, thăm khám tại cơ sở y tế,... bạn luôn phải đeo khẩu trang.
- Không nên đến nơi đông người: Nếu không thực sự cần thiết, bạn tốt nhất hãy hạn chế lui tới nơi tập trung đông người.
- Rửa tay thường xuyên: Hàng ngày, bạn hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch có tác dụng diệt khuẩn.
- Thực hiện các biện pháp cải thiện hệ miễn dịch: Chẳng hạn như tập luyện thể dục thể thao, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
- tiêm vắc xin: Những loại vắc xin lưu hành hiện tại vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể trước biến thể COVID mới. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch tiêm vắc xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hàng ngày, nên chú ý rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch có tác dụng diệt khuẩn
Nếu phát hiện cơ thể biểu hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, bạn hãy tự cách ly tại nơi cư trú trong tối thiểu 5 ngày, duy trì đeo khẩu trang trong 10 ngày để phòng ngừa lây lan cho người khác. Trường hợp đang mắc bệnh nền, thể trạng sức khỏe yếu, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được trợ giúp.
Có thể thấy rằng tình hình dịch COVID ở Thái Lan diễn biến rất khó lường, có khả năng ảnh hưởng đến những quốc gia trong khu vực như Việt Nam. Vì vậy, mỗi người dân cần chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa, cách ly điều trị nếu không may bị lây nhiễm. Hệ thống Y tế MEDLATEC hiện hỗ trợ dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, tư vấn điều trị và phòng ngừa từ xa. Nếu có nhu cầu tìm hiểu hoặc đặt dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!