Tin tức

Dấu hiệu COVID biến chủng mới và biện pháp phòng ngừa

Ngày 23/05/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Minh Dũng
Trước diễn biến dịch bệnh bất thường tại các nước trong khu vực do ảnh hưởng của biến thể SARS-CoV-2 mới, người dân cần chủ động phòng ngừa, theo dõi sát triệu chứng để kịp thời cách ly và điều trị. Trong bài viết sau đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc tổng hợp một số dấu hiệu COVID biến chủng mới phổ biến nhất.

1. Những điều cần biết về biến thể Omicron XEC

Omicron XEC là một trong những biến thể mới của SARS-CoV-2. Trước khi tìm hiểu dấu hiệu COVID biến chủng mới, bạn nên tìm hiểu khái quát về nguồn gốc, tốc độ lây lan và mức độ nguy hiểm của XEC. 

1.1. Nguồn gốc

XEC thuộc dòng Omicron, biến thể SARS-CoV-2 này lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện tại Đức vào tháng 6/2024. Theo phân tích, XEC là kết quả tái tổ hợp của hai biến thể phụ KS.1.1 và KP.3.3 thuộc dòng Omicron. 

XEC là kết quả tái tổ hợp tạo giữa hai biến thể phụ của dòng Omicron

XEC là kết quả tái tổ hợp tạo giữa hai biến thể phụ của dòng Omicron 

1.2. Tốc độ lây lan

Kể từ thời điểm được phát hiện tại Đức, biến chủng XEC đã nhanh chóng lây lan, chiếm ưu thế tại nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tính đến cuối năm 2024, XEC đã chiếm khoảng 36.8% trong tổng số chuỗi gen SARS-CoV-2 được ghi nhận trên toàn cầu. Đến tháng 1/2025, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 44.8% (theo cập nhật của WHO). 

So với biến chủng KP.3.1.1, hệ số lây truyền (Re) của XEC cao hơn 1.13 lần. Theo nhận định của giới chuyên gia, XEC có tốc độ lây nhiễm cao hơn các chủng khác thuộc dòng Omicron. 

So với nhiều biến thể khác của dòng Omicron, XEC lây lan tương đối nhanh

So với nhiều biến thể khác của dòng Omicron, XEC lây lan tương đối nhanh

Kể từ đầu năm đến trung tuần tháng 5/2025, Thái Lan đã ghi nhận trên 108.000 ca nhiễm SARS-CoV-2. Theo nhận định của các chuyên gia nước này được đăng tải trên tờ Bangkok Post, XEC có khả năng lây lan cao hơn gấp 7 lần so với cúm thường. 

Tốc độ lây lan nhanh của biến thể này được cho là nhờ vào khả năng né tránh miễn dịch, cho phép virus gây bệnh phát triển mạnh. Như vậy nếu không kịp thời kiểm soát, Omicron XEC có nguy cơ bùng phát thành dịch. Đặc biệt là tại các khu vực có tỷ lệ bao phủ tiêm chủng thấp, miễn dịch cộng đồng kém, khả năng bùng phát dịch lại càng cao. 

1.3. Mức độ nguy hiểm

XEC gây lo ngại bởi tốc độ lây lan nhanh. WHO từng xếp XEC vào nhóm những biến chủng cần theo dõi. Cũng theo đánh giá của WHO, biến chủng này gây rủi ro ở mức độ thấp. 

XEC không phải biến chủng có mức độ nguy hiểm cao theo đánh giá của WHO

XEC không phải biến chủng có mức độ nguy hiểm cao theo đánh giá của WHO

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng cho thấy XEC nguy hiểm hơn những biến thể SARS-CoV-2 từng được ghi nhận trước đó. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm biến thể này hiện vẫn chưa được thống kê cụ thể. 

Nhìn chung, mặc dù có khả năng lây lan nhanh nhưng XEC không phải là biến thể có mức độ nguy hiểm cao. Tuy nhiên, người chưa tiêm vắc xin, người đang mắc bệnh nền, người cao tuổi có thể sẽ phải đối mặt với triệu chứng nghiêm trọng hơn khi nhiễm bệnh. 

2. Dấu hiệu COVID biến chủng mới Omicron XEC 

Các dấu hiệu COVID biến chủng mới Omicron XEC không quá khác biệt so với những biến chủng từng được phát hiện trước đây. Trong đó, một số triệu chứng đặc trưng nhất phải kể đến là:

  • Ho khan hoặc ho có đờm: Đây là triệu chứng phổ biến ở người bị nhiễm biến thể XEC. Cơn ho có thể kéo dài dai dẳng, kèm theo cảm giác khó chịu như ngứa rát họng. Thậm chí ngay cả khi nhiều triệu chứng khác đã thuyên giảm hoặc biến mất, cơn ho vẫn làm phiền người bệnh. 
  • Sốt nhẹ và ớn lạnh: Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng miễn dịch, kìm hãm tốc độ sinh sôi của virus gây bệnh. Cơn sốt có thể kéo dài trong 2 đến 3 ngày. Lúc này, thân nhiệt của người bệnh thường tăng lên 37.5 đến 38.5 độ C. Cùng với đó là triệu chứng ớn lạnh, nhức mỏi toàn cơ thể. Đối với người đang mắc bệnh nền, cơn sốt có xu hướng diễn biến nghiêm trọng hơn. 
  • Đau họng: Triệu chứng đau họng ở người nhiễm biến thể Omicron XEC giống như bị nhiễm cúm mùa, khiến người bệnh chủ quan. Dấu hiệu này thường xuất hiện từ giai đoạn đầu khi bị nhiễm virus. Bên cạnh đau họng, người bệnh còn cảm thấy khó nuốt, khô rát cổ họng. 
  • Cơ thể mệt mỏi, kém tập trung: Triệu chứng này khá đặc trưng ở người nhiễm biến thể XEC. Tình trạng mệt mỏi có xu hướng kéo dài, ngay cả khi nhiều triệu chứng khác đã thuyên giảm. Đây là dấu hiệu cho thấy virus gây bệnh đã tác động đến hệ thần kinh trung ương. Sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần khỏi bệnh, bạn đôi khi vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. 
  • Mất vị giác, khứu giác: Thường phát hiện sau vài ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày, thậm chí là cả tuần. Theo các chuyên gia, tình trạng mất vị giác hoặc khứu giác là dấu hiệu cho thấy mũi họng đang bị nhiễm trùng. Dù không phải lúc nào cũng xuất hiện ở tất cả người bệnh nhưng đây vẫn là triệu chứng để phân biệt SARS-CoV-2 với bệnh lý khác về đường hô hấp. 

Ho, sốt nhẹ là những dấu hiệu COVID biến chủng mới khá đặc trưng

Ho, sốt nhẹ là những dấu hiệu COVID biến chủng mới khá đặc trưng 

Ngoài 5 nhóm dấu hiệu đặc trưng trên, người bị nhiễm XEC đôi khi còn biểu hiện những triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy nước mũi, tiêu chảy nhẹ, đau đầu,... Các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi, người đang điều trị bệnh, người chưa tiêm vắc xin, người có hệ miễn dịch kém. 

3. Biện pháp phòng ngừa

XEC chủ yếu lây lan thông qua đường hô hấp khi nói chuyện, ho và hắt hơi,... do hít phải giọt bắn chứa virus gây bệnh của người nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, chủng virus này có thể bám trên bề mặt của vật dụng, sàn nhà, tường nhà,... Do vậy, để chủ động phòng ngừa, bạn hãy áp dụng một số biện pháp sau: 

  • Luôn đeo khẩu trang khi phải đi ra ngoài, tiếp xúc với người khác. 
  • Duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu 1m với người khác khi tiếp xúc, nói chuyện.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người lạ, cầm nắm đồ vật tại nơi công cộng. 
  • Hạn chế tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết. 
  • Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. 
  • Duy trì tập luyện thể dục vừa sức, đồng thời áp dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học. 

Tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng ngừa các biến chủng COVID mới hiệu quả nhất

Tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng ngừa các biến chủng COVID mới hiệu quả nhất 

Ngoài ra, bạn nên tuân thủ lịch tiêm vắc xin theo chỉ dẫn của Bộ Y tế. Vì các loại vắc xin lưu hành hiện nay vẫn có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của biến thể XEC. 

Trong trường hợp phát hiện bị nhiễm SARS-CoV-2, bạn có thể tự cách ly tại nhà tối thiểu 5 ngày nếu sức khỏe vẫn ổn định. Đồng thời, bạn cần duy trì đeo khẩu trang trong ít nhất 10 ngày để phòng ngừa lây bệnh cho người khác. Nếu nhận thấy triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng, bạn hãy liên hệ với cơ sở y tế tại địa phương để được hướng dẫn xử lý, hỗ trợ. 

Dễ thấy rằng những dấu hiệu COVID biến chủng mới không quá khó để nhận biết. Nên nếu có biểu hiện nghi ngờ và có nhu cầu làm xét nghiệm, tư vấn phòng ngừa và điều trị, Quý khách có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ