Các tin tức tại MEDlatec
Chẩn đoán giang mai nhanh chóng, chính xác với xét nghiệm RPR
1. Xét nghiệm RPR là gì?
Xét nghiệm RPR (Rapid Plasma Reagin) là phương pháp xét nghiệm được tiến hành với mục đích sàng lọc phát hiện sự hiện diện của kháng thể giang mai trong máu bệnh nhân.
Xét nghiệm RPR chẩn đoán bệnh giang mai
Cơ thể người bệnh thường sản sinh ra các kháng thể chống lại sự tấn công hay tiến triển của bệnh khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Chính vì vậy mà bằng việc xác định phát hiện kháng thể có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng mắc bệnh giang mai của người bệnh.
2. Xét nghiệm RPR có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?
Như đã nhắc đến ở trên, xét nghiệm này không hề gây ra bất kỳ tổn thương hay ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe do nó chỉ có tính chất kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai của bệnh nhân.
Lượng máu lấy để làm xét nghiệm chỉ là một lượng rất nhỏ nên không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến cơ thể của người bệnh.
Xét nghiệm này được giới chuyên môn đánh giá là phương pháp xét nghiệm hiện đại với giá trị chẩn đoán cao và hiệu quả tốt trong công tác hỗ trợ chẩn đoán, kiểm tra nguy cơ nhiễm bệnh giang mai.
3. Chỉ định Xét nghiệm RPR khi nào?
Vì xét nghiệm này là phương pháp sàng lọc nhanh chóng nhằm phát hiện bệnh giang mai nên thường được bác sĩ chỉ định tiến hành khi có bất cứ nghi ngờ nhiễm bệnh nào, ví dụ như có vết loét hay phát ban trên cơ thể người bệnh.
Chỉ định xét nghiệm RPR khi có vết loét giống giang mai hoặc phát ban
Bên cạnh đó, người tiếp xúc với nguồn bệnh và có nhu cầu kiểm tra cũng có thể đến các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám làm xét nghiệm.
4. Quy trình xét nghiệm RPR chẩn đoán giang mai
Mẫu bệnh phẩm sử dụng trong xét nghiệm thường là máu tĩnh mạch. Sau khi được tư vấn và thăm khám, người bệnh sẽ được nhân viên y tế tiến hành lấy một lượng máu tĩnh mạch vừa đủ. Mẫu máu này sau đó sẽ được bảo quản và chuyển đến phòng thí nghiệm để được phân tích sớm nhất.
Lấy máu tĩnh mạch là một trong những kỹ thuật ít xâm lấn và rất ít rủi ro. Sau khi lấy máu, người bệnh có thể bị bầm tím, chảy máu hoặc có cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, tình trạng này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sẽ nhanh chóng biến mất.
Xét nghiệm này ít xâm lấn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Kết hợp kết quả xét nghiệm và công tác thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh và từ đó có những hướng điều trị giang mai phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.
5. Kết quả xét nghiệm RPR cho biết điều gì?
Xét nghiệm có thể cho kết quả dưới 2 dạng: âm tính (-) có nghĩa là người đó không mắc bệnh giang mai, ngược lại kết quả dương tính (+) thì người đó nguy cơ cao đã mắc bệnh.
Tuy nhiên, xét nghiệm này chẩn đoán bệnh giang mai không phải lúc nào cũng cho ra kết quả chính xác bởi trong một số trường hợp (ví dụ như giai đoạn đầu của bệnh) cơ thể người bệnh chưa tạo ra được các kháng thể đặc hiệu phản ứng với vi khuẩn giang mai, khi đó xét nghiệm sẽ có kết quả âm tính. Như vậy, bên cạnh việc dựa vào kết quả xét nghiệm này thì cần kết hợp với các biểu hiện lâm sàng hoặc tiểu sử có tiếp xúc với nguồn bệnh hay không mới có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.
Bên cạnh đó, trường hợp xét nghiệm cho kết quả “dương tính giả” cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này có thể gặp ở phụ nữ mang thai, người bị ung thư hoặc bị rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên,... Do đó, nếu nhận được kết quả xét nghiệm dương tính thì người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai khác như:
5.1. Soi tìm xoắn khuẩn giang mai
Phương pháp này giúp tìm xoắn khuẩn giang mai bằng cách soi trên kính hiển vi nền đen. Trường hợp tìm thấy xoắn khuẩn Treponema Pallidum có thể ngay lập tức chẩn đoán một người mắc bệnh giang mai. Có thể thấy đây là một phương pháp cho kết quả khá nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này có khả năng cho ra kết quả âm tính giả cao do mẫu được lấy không đúng vị trí.
Soi tìm xoắn khuẩn Treponema Pallidum chẩn đoán giang mai
5.2. Xét nghiệm huyết thanh học
Xét nghiệm phát hiện kháng thể giang mai đặc hiệu
Phương pháp này có tỷ lệ “dương tính giả” rất thấp nên có thể được thực hiện để chẩn đoán ở mọi giai đoạn của bệnh giang mai. Phương pháp này không được áp dụng để theo dõi hiệu quả điều trị hay chẩn đoán khả năng tái nhiễm mà chỉ dùng để khẳng định các trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm giang mai.
Xét nghiệm phát hiện kháng thể giang mai không đặc hiệu
Do là xét nghiệm phát hiện kháng thể không đặc hiệu nên khả năng cho kết quả “dương tính giả” hoặc “âm tính giả” là khá cao. Ngược lại với phương pháp xét nghiệm nói trên, phương pháp này có thể đánh giá được nguy cơ tái nhiễm và có giá trị trong việc theo dõi hiệu quả điều trị bệnh.
6. Xét nghiệm chẩn đoán giang mai ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng?
Trong nhiều năm trở lại đây, xét nghiệm RPR là phương pháp xét nghiệm phổ biến trong công tác chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, xét nghiệm này phần lớn chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế và bệnh viện có chất lượng cao do vẫn còn là phương pháp khá mới.
Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, có trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn, được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế. Tại đây, các xét nghiệm được thực hiện bởi hệ thống trang thiết bị tiên tiến hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn tư vấn và đưa ra chẩn đoán chính xác.
Khách hàng đến với MEDLATEC đều sẽ được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp với mức chi phí hợp lý nhất. Đặc biệt, người bệnh có thể hoàn toàn tin tưởng kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC do mọi quy trình xét nghiệm đều đạt chuẩn ISO 15189:2012.
Bên cạnh đó, nếu là người bận rộn thì có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán giang mai ngay tại nhà, vừa chủ động lại giúp tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi ở bệnh viện.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!