Tin tức
Ngủ dậy bị chóng mặt: Cảnh báo 5 vấn đề sức khỏe liên quan
- 01/07/2023 | Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có sao không?
- 01/03/2024 | Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn ngay tại nhà
- 05/09/2024 | Đau đầu, chóng mặt tưởng “bệnh xoàng”, đi khám phát hiện mắc nhồi máu não đa ổ
- 29/10/2024 | Vì sao nằm xuống bị chóng mặt và làm cách nào để khỏi?
- 20/03/2025 | Nôn mửa, chóng mặt tưởng chừng vô hại, đi khám phát hiện hạ natri máu nguy hiểm
1. Lý do khiến bạn ngủ dậy bị chóng mặt
Ngủ dậy bị chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: rối loạn tiền đình, thiếu máu não, hạ đường huyết, tụt huyết áp tư thế và rối loạn giấc ngủ. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Rối loạn tiền đình
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi đổi tư thế. Rối loạn tiền đình thường gặp ở người trên 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh; người có tiền sử huyết áp thấp; người làm việc trong môi trường căng thẳng, ít vận động.
Về triệu chứng, người bị rối loạn tiền đình có thể gặp một số dấu hiệu như: choáng váng, buồn nôn, ù tai, mệt mỏi và mất tập trung. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, dinh dưỡng lành mạnh kết hợp chế độ tập luyện thể dục hợp lý, tránh thay đổi tư thế đột ngột và thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng kéo dài.
Rối loạn tiền đình là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt
Thiếu máu não
thiếu máu não cũng là một trong những nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt. Khi não không được cung cấp đủ máu, đặc biệt là sau một đêm dài, cơ thể sẽ phản ứng bằng một loạt các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung. Để tránh thiếu máu não, bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với đầy đủ các dưỡng chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần bổ sung sắt và vitamin nhóm B để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Hạ đường huyết
Sau giấc ngủ dài, khi bạn bỏ bữa tối hoặc ăn uống không đủ chất, sẽ gây ra tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt do lượng đường trong máu bị hạ thấp. Các triệu chứng điển hình của hạ đường huyết khi thức giấc bao gồm: chóng mặt, run tay chân, mệt lả hoặc vã mồ hôi lạnh. Để không xảy ra tình trạng hạ đường huyết, bạn có thể ăn nhẹ trước ngủ và tuyệt đối không bỏ bữa tối.
Tụt huyết áp tư thế
Tụt huyết áp tư thế xảy ra khi bạn thay đổi tư thế đột ngột, khiến máu chưa kịp dồn đến não và gây ra hiện tượng thức giấc bị chóng mặt. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là chóng mặt, hoa mắt,tim đập nhanh hay thậm chí là đột quỵ trong các trường hợp nặng (thường gặp ở những người có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch).
Rối loạn giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ kém, mất ngủ hay ngủ không sâu giấc sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt khi ngủ dậy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do căng thẳng, uống cà phê hoặc trà vào buổi tối, sử dụng điện thoại trước khi ngủ.
Ngoài ra có thể gặp hội chứng ngừng thở khi ngủ với dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết là ngủ ngáy thường xuyên và mệt mỏi, chóng mặt buổi sáng khi thức giấc.
2. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi:
- Tình trạng chóng mặt sau giấc ngủ xảy ra thường xuyên (tần suất nhiều lần trong tuần).
- Cảm giác chóng mặt kèm các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu và rối loạn thị giác.
- Người có tiền sử bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường hoặc rối loạn thần kinh.
- Sử dụng thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
Nếu bạn gặp một trong những triệu chứng trên, hãy đến thăm khám bác sĩ để phát hiện sớm các dấu hiệu sức khỏe bất thường và có hướng điều trị kịp thời.
Bạn nên đến thăm khám bác sĩ nếu tình trạng chóng mặt sau giấc ngủ xảy ra thường xuyên
3. Cách phòng ngừa tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt
Dưới đây là một số cách phòng ngừa tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy mà bạn nên tham khảo:
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, cân bằng dinh dưỡng và rèn luyện thể dục đều đặn là cách phòng tránh tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy hiệu quả.
- Không thay đổi tư thế đột ngột: Khi tỉnh dậy, bạn nên ngồi dậy từ từ, để máu kịp dồn về não, hạn chế được tình trạng chóng mặt và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Bổ sung đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày (trung bình 1,5 - 1 lít nước/ngày), đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng hoặc sau khi vận động. Việc cung cấp đủ nước giúp duy trì thể tích tuần hoàn, ổn định huyết áp và bảo đảm máu lưu thông lên não tốt.
- Duy trì trạng thái thư giãn, thoải mái: Tránh căng thẳng quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ, gây nên tình trạng chóng mặt sau ngủ dậy. Hãy bắt đầu với những bộ môn thư giãn như yoga, thiền định,... để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có kế hoạch điều trị kịp thời, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường,...
Uống đủ nước là một trong những cách phòng ngừa chóng mặt sau giấc ngủ hiệu quả
Bài viết trên đây là chi tiết về nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt. Đây là hiện tượng nhiều người gặp phải, nhưng thường không được quan tâm. Tuy nhiên, nếu nó diễn ra thường xuyên, đó có thể là cảnh báo dấu hiệu sức khỏe bất thường. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên áp dụng những cách sau: duy trì lối sống lành mạnh, không thay đổi tư thế đột ngột khi thức giấc, bổ sung đủ nước, tránh căng thẳng quá mức và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc nhu cầu thăm khám sức khỏe, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
