Các tin tức tại MEDlatec
Chấn thương cơ đùi sau có nguy hiểm không?
- 19/09/2022 | 5 nguyên nhân dẫn đến căng cơ đùi và cách điều trị
- 14/11/2020 | Thoát vị đùi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị, phòng ngừa
1. Chấn thương cơ đùi có nguy hiểm không?
Dạng chấn thương cơ đùi phổ biến nhất chính là tình trạng căng cơ. Chấn thương này xảy ra khi cơ bị căng quá mức khi người bệnh vận động mạnh, lao động nặng hoặc tập luyện thể thao với cường độ cao và liên tục. Tình trạng căng cơ không chỉ xảy ra ở cơ đùi mà còn xảy ra ở nhiều vùng cơ khác như cơ thắt lưng, cơ cổ gáy. Tuy nhiên, tỷ lệ căng cơ đùi thường cao hơn các vị trí còn lại.
Chấn thương cơ đùi sau được chia thành nhiều mức độ khác nhau
- Với những trường hợp tổn thương nhẹ: Khi một vài sợi cơ bị kéo căng hoặc bị đứt, người bệnh vẫn có cảm giác đau. Tuy nhiên, lúc này sức mạnh của khối cơ vẫn được đảm bảo và người bệnh hoàn toàn không gặp nguy hiểm. Chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, sức mạnh của cơ sẽ hồi phục trở lại và triệu chứng đau cũng dần thuyên giảm.
- Với những trường hợp tổn thương ở mức độ trung bình: Đây là những trường hợp có khá nhiều các sợi cơ bị căng hoặc đứt đồng thời sức mạnh của khối cơ bắp cũng bị giảm đi đáng kể và người bệnh cũng có cảm giác rất đau. Tuy nhiên, sau đó, người bệnh vẫn có thể tiếp tục hoạt động.
- Với những trường hợp tổn thương nghiêm trọng: Những trường hợp đáng lo ngại nhất là khi cả khối cơ bị căng và đứt. Thậm chí, tình trạng rách cơ còn biểu hiện rất rõ bằng tiếng “phựt”. Hơn nữa, khi sờ vào vị trí tổn thương, bạn có thể cảm nhận được vết lõm được hình thành sau khi xảy ra tình trạng đứt cơ.
Bên cạnh đó, người bệnh có biểu hiện đau dữ dội, vùng rách cơ đùi sau bị bầm tím do tích tụ nhiều máu. Lúc này, người bệnh cũng mất hoàn toàn khả năng vận động ở những vùng do cơ này chi phối. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị sớm. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm.
2. Biểu hiện của chấn thương đùi sau
- Nếu sau va chạm mạnh hoặc sau tai nạn giao thông, vùng bị tác động xuất hiện những bất thường dưới đây thì rất có thể bạn đã bị chấn thương cơ đùi sau hay chính là tình trạng căng cơ đùi sau:
Người bệnh bị đau khi xảy ra chấn thương
+ Xuất hiện những cơn đau, đau dữ dội ở vùng cơ đùi sau. Khi ấn vào vị trí này, mức độ đau sẽ tăng lên.
+ Vùng bị tác động ngoại lực, có biểu hiện bầm tím hoặc sưng nề.
+ Cơn đau ngày càng tăng lên, gân cơ yếu và người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động.
+ Đối với những trường hợp rách cơ hoàn toàn có thể nghe thấy tiếng đứt “phựt” hoặc cảm nhận được vết lõm dưới da ngay tại vùng cơ bị đứt.
- Nếu thấy những triệu chứng bất thường xảy ra ngay sau tai nạn hoặc chấn thương thì người bệnh cần nghỉ ngơi và cần được đưa đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán về tình trạng chấn thương, mức độ tổn thương cơ như thế nào. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi tổn thương, giảm nguy cơ tái pháp và phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng.
3. Phương pháp điều trị chấn thương cơ đùi sau
Kỹ thuật RICE chính là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trong các trường hợp bị chấn thương cơ đùi sau và cũng chính là phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong đó, RICE chính là cụm từ viết tắt nội dung của phương pháp điều trị này. Cụ thể như sau:
- R: Viết tắt của từ Rest – có nghĩa là nghỉ ngơi. Đối với những trường hợp gặp phải chấn thương này, chế độ nghỉ ngơi hợp lý là vô cùng quan trọng. Khi được nghỉ ngơi, những khối cơ sẽ có cơ hội, có thời gian để chữa lành những tổn thương.
- I: Viết tắt của từ Ice – nghĩa là chườm đá. Vị trí bị chấn thương thường có hiện tượng sưng tấy. Việc chườm đá lạnh lên vùng cơ này sẽ có thể giảm sưng và giảm viêm rất hiệu quả. Nên thực hiện chườm đá trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, chỉ nên áp dụng phương pháp này trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương.
- C: Viết tắt của từ Compression – có nghĩa là băng ép. Người bệnh nên được băng ép vùng tổn thương để hạn chế tình trạng sưng nề và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ được nghỉ ngơi. Ngoài ra có thể dùng vải hoặc băng thun và quấn với một lực ép vừa phải vào vị trí bị tổn thương.
- E: Là viết tắt của từ Elevation có nghĩa là treo cao vùng chi bị tổn thương. Việc kê cao vùng cơ đùi bị thương cũng là một cách giúp máu chảy ngược về tim dễ hơn và giảm sưng nề hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng cần dùng thuốc giảm đau, giảm sưng viêm nếu cần thiết hoặc có thể dùng thêm các loại thuốc giãn cơ, chống phù nề. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn.
Khởi động kỹ để hạn chế chấn thương
Tùy từng trường hợp mà các phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau. Thông thường những trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi khoảng vài tuần là có thể phục hồi trở lại. Trong khi đó, những trường hợp tổn thương nghiêm trọng, cơ đùi sau bị đứt rách thì cần đưa người bệnh nhập viện càng sớm càng tốt.
4. Phương pháp phòng ngừa chấn thương cơ đùi sau
- Để hạn chế nguy cơ chấn thương cơ đùi sau, việc đầu tiên mà người bệnh cần chú ý đó là khởi động trước khi vận động. Việc khởi động kỹ càng và đúng kỹ thuật sẽ giúp các cơ được làm nóng và hạn chế tối đa chấn thương.
Kiểm soát cân nặng để hạn chế áp lực lên cơ đùi
- Lưu ý không nên vận động quá sức, tập luyện với cường độ cao.
Nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn tăng cường sức đề kháng và kiểm soát cân nặng tốt, tăng cường sức chịu đựng cho các khối cơ. Tình trạng thừa cân béo phì, có thể gây áp lực lớn lên cơ bắp và làm tăng nguy cơ bị căng cơ đùi.
- Khi lao động hoặc chơi thể thao cần sử dụng đồ bảo hộ, dụng cụ hỗ trợ để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
Mọi thắc mắc về chấn thương cơ đùi sau và các vấn đề về cơ xương khớp, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!