Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số PLT là gì? Những ai cần thực hiện?
- 27/10/2022 | Nguyên nhân giảm tiểu cầu và phương án điều trị bệnh
- 04/10/2022 | Chỉ số PLT có ý nghĩa gì, khi nào cần làm xét nghiệm PLT?
- 22/12/2022 | Tăng tiểu cầu là gì, nguyên nhân do đâu?
1. Chỉ số PLT là gì?
PLT được viết tắt từ cụm từ Platelet Count. Xét nghiệm PLT là một trong những xét nghiệm máu quan trọng, cho biết số lượng tiểu cầu trong 1 đơn vị thể tích máu.
Chỉ số PLT cho biết số lượng tiểu cầu trong máu
Tiểu cầu là một loại tế bào máu được hình thành từ tủy xương. Tiểu cầu đi khắp cơ thể và có vai trò cầm máu. Khi mạch máu bị tổn thương, các tiểu cầu sẽ bám dính lại với nhau để hình thành một nút chặn, phòng ngừa tình trạng chảy quá nhiều máu.
Chỉ số PLT bình thường dao động trong mức 150-450 G/L máu. Nghĩa là mỗi một lít máu có chứa từ 150 - 400 tỷ tế bào tiểu cầu thì được cho là bình thường. Chỉ số này cao hơn hoặc thấp hơn giới hạn cho phép đều được cho là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
2. Quy trình thực hiện xét nghiệm PLT
Để tìm chỉ số PLT, cần thực hiện xét nghiệm theo quy trình như sau:
- Bước 1: Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám sơ bộ. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có cần thực hiện xét nghiệm PLT hay không.
Lấy mẫu máu đường tĩnh mạch để thực hiện phân tích
- Bước 2: Đối với những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một lượng máu vừa phải ở đường tĩnh mạch.
- Bước 3: Mẫu máu xét nghiệm sẽ được phân tích bằng loại máy chuyên dụng.
- Bước 4: Trả kết quả và kết luận bệnh. Bác sĩ sẽ giải thích chi tiết cho người bệnh về tình trạng sức khỏe đồng thời đưa ra lời khuyên và tư vấn về phác đồ điều trị bệnh.
3. Chỉ số PLT bất thường cảnh báo những vấn đề gì về sức khỏe?
Dù chỉ số PLT tăng hay giảm đều là những dấu hiệu bất thường, cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Cụ thể như sau:
3.1. Chỉ số PLT tăng cao
Khi chỉ số PLT cao hơn 450 G/L máu thì được đánh giá là tăng cao so với mức tiêu chuẩn. Hiện tượng tiểu cầu vượt quá giới hạn có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông và cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó, làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Nên đi khám khi xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân
Những nguyên nhân khiến tiểu cầu trong máu tăng cao hơn thường là do rối loạn tăng sinh tủy xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, ung thư,... Bên cạnh đó, một số trường hợp gặp phải chấn thương, chảy máu nhiều sau phẫu thuật cắt lách hay một số bệnh viêm nhiễm cũng có thể làm tăng tiểu cầu trong máu.
3.2. Chỉ số PLT giảm thấp
Khi chỉ số PLT ở dưới mức 150 G/L máu được đánh giá là tình trạng hạ tiểu cầu. Những trường hợp này có thể dẫn đến mất nhiều máu do máu khó đông hoặc có thể dẫn đến tình trạng chảy máu tự phát rất nguy hiểm.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này là bệnh ung thư máu, sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, các trường hợp đang điều trị bằng hóa chất, bệnh phì lách, xuất hiện kháng thể kháng tiểu cầu,...
Trường hợp chỉ số PLT hạ thấp thường phổ biến hơn. Ngoài xét nghiệm máu, xét nghiệm đông máu, bác sĩ còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm lá lách(phì đại lá lách là nguyên nhân phổ biến dẫn tới giảm tiểu cầu) và chọc tủy, sinh thiết xương(với những trường hợp nghi ngờ các bệnh lý ở tủy xương) để có đầy đủ cơ sở đưa ra kết luận bệnh.
4. Những ai cần thực hiện xét nghiệm PLT?
Xét nghiệm đếm tiểu cầu là thường được thực hiện trong các xét nghiệm máu thường quy trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm PLT với những trường hợp sau:
Cảnh giác với những trường hợp vết thương nhỏ nhưng khó cầm máu
- Người bị chảy máu không rõ nguyên nhân.
- Trên cơ thể thường xuyên có xuất hiện những vết bầm tím mà không phải do va đập, không rõ nguyên nhân.
- Dù những vết thương rất nhỏ nhưng rất khó cầm máu.
- Những người bị xuất huyết dạ dày hoặc một số bệnh xuất huyết mạn tính.
- Các trường hợp mắc phải một số bệnh lý như bệnh u tủy xương, bệnh bạch cầu, bệnh lupus ban đỏ,… cũng được các bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh chi tiết hơn.
5. Chỉ số PLT bất thường có cải thiện được không?
Chỉ số PLT thấp hay số lượng tiểu cầu trong máu thấp là một tình trạng nguy hiểm. Tùy theo nguyên nhân, các chuyên gia sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp để có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất.
- Với một số trường hợp bệnh nhẹ: Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để nhận biết sớm khi bệnh tiến triển bất thường. Đồng thời, người bệnh cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp để kiểm soát bệnh.
- Với những trường hợp nghiêm trọng, khi bệnh đã tiến triển nặng thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Không nên vận động mạnh. Cần tránh những bộ môn thể thao, những bài tập có cường độ cao.
+ Tránh những hoạt động có nguy cơ cao gây chảy máu hoặc bầm tím.
+ Không sử dụng rượu bia và thuốc lá.
+ Khi sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên tránh sử dụng các loại thuộc có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiểu cầu, có thể kể đến như aspirin và ibuprofen.
+ Cần theo dõi sức khỏe định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ, để phát hiện sớm những bất thường để kịp thời xử trí.
+ Trong trường hợp xảy ra bất thường thì cần đi khám sớm để được xử trí kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành cùng với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo mang đến cho bạn dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng với mức chi phí tối ưu. Nếu cần tìm hiểu thêm về chỉ số PLT hoặc có nhu cầu thực hiện xét nghiệm, mời bạn liên hệ đến MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí và hướng dẫn đăng ký đặt lịch xét nghiệm sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!