Các tin tức tại MEDlatec
Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cà tím được không?
- 04/07/2022 | Bà bầu ăn đu đủ chín được không và những lưu ý quan trọng
- 20/06/2022 | Mẹ bầu ăn nhãn được không và một số lưu ý quan trọng
- 26/11/2021 | Góc tư vấn: Bà bầu ăn như thế nào là đủ chất?
- 01/07/2022 | Mẹ bầu ăn rau muống được không và cần chú ý điều gì?
- 21/06/2022 | Mẹ bầu ăn lá lốt được không và cần lưu ý điều gì?
1. Cùng tìm hiểu: Bà bầu ăn cà tím được không?
Với thắc mắc “bà bầu ăn cà tím được không”, các chuyên gia cho biết, mẹ bầu có thể ăn cà tím, thậm chí nếu biết bổ sung đúng cách thì có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe, tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Cà tím có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi
Cà tím là thực phẩm nhiều chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu chẳng hạn như photpho, kali, vitamin K,… đồng thời chứa rất ít chất béo bão hòa. Dưới đây là một số tác dụng của cà tím đối với mẹ bầu và thai nhi:
-
Đối với mẹ bầu:
+ Điều hòa đường huyết thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải bổ sung rất nhiều thực phẩm, có chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng. Nếu không biết cách sắp xếp, thiết kế những bữa ăn khoa học, mẹ bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ rất cao. Ăn cà tím sẽ giúp kiểm soát đường huyết trong máu và hỗ trợ rất tốt đối với những trường hợp mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ.
+ Tốt cho tiêu hóa của mẹ bầu
Táo bón là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu vô cùng lo lắng và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Một trong những giải pháp để cải thiện tình trạng này chính là bổ sung cà tím vào chế độ ăn.
Trong cà tím có chứa nhiều chất xơ vì thế đây chính là loại thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón rất hiệu quả và giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, bổ sung cà tím cũng chính là cách giúp giảm nguy cơ bị bệnh trĩ hoặc hội chứng ruột kích thích trong thời kỳ mang thai.
Cà tím giúp điều hòa đường huyết thai kỳ
+ Giảm nguy cơ tổn thương tế bào
Một hợp chất chống oxy hóa có trong cà tím có tên gọi là anthocyanin giúp loại bỏ gốc tự do, bảo vệ những tế bào trong cơ thể tránh khỏi những tổn thương. Bên cạnh đó, hợp chất hữu cơ này cũng có tác dụng phòng tránh tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, bệnh ung thư,…
+ Giảm cholesterol xấu
Một trong những tác dụng của cà tím là giảm cholesterol xấu đồng thời tăng cholesterol tốt, từ đó mang đến những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe và đặc biệt, giúp mẹ bầu có một sức khỏe ổn định, một trái tim khỏe mạnh.
+ Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng trong quá trình mang thai. Những mẹ bầu huyết áp cao, nên bổ sung cà tím vào thực đơn mỗi ngày với mục đích điều hòa huyết áp. Hợp chất Bioflavonoid có khả năng làm giảm huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật.
-
Đối với sức khỏe thai nhi
+ Giúp thai nhi phát triển tốt
Những loại vitamin và khoáng chất trong cà tím giúp duy trì điện giải và bổ sung huyết sắc tố và máu cho thai nhi. Chính vì thế, ăn cà tím ở mức độ vừa phải cũng chính là một cách thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
+ Phòng ngừa dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng, không chỉ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi, sự phát triển của trẻ trong tương lai mà còn tạo ra gánh nặng, áp lực lớn cho cả gia đình và xã hội. Chính vì thế phòng ngừa dị tật bẩm sinh là vấn đề được tất cả đối tượng mẹ bầu quan tâm.
Cà tím có chứa folate. Đây là một trong những chất đặc biệt cần thiết đến sự phát triển não bộ cũng như tư duy, nhận thức của thai nhi. Nếu bổ sung cà tím với một lượng vừa đủ thì có thể mang đến tác dụng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
2. Nếu ăn quá nhiều cà tím có thể gây ra những vấn đề gì?
Như đã phân tích ở phía trên, cà tím có chứa rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp, mẹ bầu ăn quá nhiều và ăn không đúng cách có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như sau:
Ăn nhiều cà tím làm tăng nguy cơ sinh non
- Tăng nguy cơ chuyển dạ sớm: Trong cà tím có chứa một lượng phytohormone cao, là chất gây ra kinh nguyệt. Bên cạnh đó, khi ăn quá nhiều cà tím, chất toxoplasmosis trong cà tím cũng có thể kết hợp với phytohormone làm tăng nguy cơ sinh non.
- Cà tím cũng là một loại thực phẩm có tính axit cao. Nếu bổ sung lượng lớn cà tím có thể ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ bầu, đặc biệt không tốt với những mẹ bầu đang gặp phải những vấn đề về dạ dày và đường tiêu hóa.
- Khó tiêu: Nếu ăn cà tím chưa được nấu chín kỹ, mẹ bầu có thể gặp phải những vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như chậm tiêu, đầy hơi,…
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ bầu: Nguyên nhân vì cà tím được trồng trong môi trường đất trồng tồn tại ký sinh trùng toxoplasma. Do đó, nếu không rửa sạch cà tím và chế biến đúng cách, mẹ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Một số lưu ý giúp mẹ bầu có thể ăn cà tím một cách an toàn nhất:
+ Chọn mua: Những loại quả cà tím ngon là những quả có vỏ bóng mượt, khi cầm lên tay, bạn cảm nhận được độ chắc nhất định.
Nên chọn quả nhỏ và tươi, không nên chọn những quả to, có màu sắc không đều hoặc có nhiều vết đốm bất thường vì dễ có vị đắng và hương vị không ngon. Tuyệt đối không chọn, không mua những loại quả có màu sắc ko đều màu, có vết mức, da nhăn nheo và bị dập úng,…
Nên rửa sạch cà tím trước khi chế biến
+Trước khi chế biến, nên rửa kỹ, rửa sạch cà. Sau đó, ngâm với nước muối ấm.
Hi vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã có thể tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “bà bầu ăn cà tím được không” và một số lưu ý cần thiết. Hãy bổ sung cà tím ở mức độ vừa phải để có được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất.
Để được tư vấn nhiều hơn về cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!