Các tin tức tại MEDlatec
Chuyên gia giải đáp: Viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không?
- 15/02/2021 | Các triệu chứng viêm bàng quang bạn không thể bỏ qua
- 25/03/2021 | 4 biến chứng viêm bàng quang nguy hiểm nhất cần cảnh giác
- 24/02/2021 | Bệnh viêm bàng quang ở nữ có nguy hiểm không?
1. Viêm bàng quang cấp do những nguyên nhân nào gây ra?
Bệnh viêm bàng quang cấp có thể do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm bàng quang cấp là những loại vi khuẩn nhóm gram. Trong đó vi khuẩn gram (-) chiếm đa số với 90%, viêm bàng quang do vi khuẩn gram (+) chỉ chiếm 10%. Trong đó, một số vi khuẩn có thể kể đến là Escherichia coli, Proteus mirabilis, hay Staphylococcus saprophyticus, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa,…
Bệnh viêm bàng quang cấp do nhiều nguyên nhân gây ra
Hệ miễn dịch suy giảm: Những người bị suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân đang điều trị ung thư, bệnh nhân bị HIV/AIDS,... là những trường hợp dễ mắc bệnh viêm bàng quang cấp.
Sinh hoạt không khoa học: Đôi khi một số thói quen sinh hoạt của bạn lại chính là nguyên nhân gây bệnh. Những người uống ít nước, hay nhịn tiểu và không biết cách vệ sinh vùng kín,… sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh viêm bàng quang cấp. Bên cạnh đó, quan hệ vợ chồng không an toàn (không sử dụng bao cao su) cũng có thể là nguyên nhân khiến lây nhiễm bệnh và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Những trường hợp mắc một số bệnh như u tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang, u bàng quang, nam giới bị hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, phụ nữ đang có thai,… cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh.
2. Những biểu hiện của bệnh viêm bàng quang cấp
Khi bị bệnh viêm bàng quang cấp, bạn có thể gặp phải những biểu hiện bệnh như sau:
Gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc ở cuối bãi nước tiểu có mủ.
Khi bàng quang bị căng lên, một số trường hợp bị đau nhẹ ở trên khớp mu. Tuy nhiên mức độ đau có thể khác nhau, thậm chí bệnh nhân có thể đau lan sang niệu đạo, sau khi đi tiểu, bệnh nhân giảm đau rõ rệt.
Người bệnh có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt
Người bệnh viêm bàng quang cấp thường có thói quen đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều vào ban đêm, một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị tiểu không tự chủ hay són tiểu. Bệnh nhân cảm thấy nóng rát khi tiểu và tiểu dắt.
Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ dưới 38 độ C.
Khi siêu âm ổ bụng sẽ thấy thành bàng quang dày hơn bình thường.
Trên đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm bàng quang cấp. Bệnh cần được khắc phục sớm để tránh chuyển sang mạn tính.
3. Viêm bàng quang cấp tính có nguy hiểm không?
Khi mắc viêm bàng quang cấp tính, người bệnh thường vô cùng lo lắng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, những dấu hiệu của bệnh như tiểu rắt, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti, mệt mỏi, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Nhìn chung, bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bệnh nhân, nhất là những trường hợp bị bệnh khi mới lập gia đình, và đối tượng người bệnh cao tuổi.
Điều trị bệnh bằng thuốc
Những trường hợp bệnh nhân ngại không đi khám sẽ rất dễ tạo cơ hội cho bệnh chuyển sang viêm mạn tính. Khi đó, triệu chứng của bệnh sẽ khó điều trị dứt điểm và khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nếu không được điều trị sớm, tình trạng viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận, nguy hiểm hơn là trường hợp bị suy thận.
Ngoài ra, viêm bàng quang cấp cũng có thể gây nhiễm trùng huyết, rất nguy hiểm.
Như vậy, qua những thông tin trên đây, bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không. Lời khuyên của bác sĩ là hãy điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
4. Phương pháp điều trị bệnh viêm bàng quang cấp
Tùy vào mức độ bệnh, thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Những trường hợp bị viêm bàng quang cấp thường, bệnh nhân có thể được kê kháng sinh và điều trị trong một thời gian ngắn là có thể khỏi bệnh. Nhưng một số trường hợp, khuẩn bệnh có nguy cơ lội ngược dòng và gây viêm niệu quản, viêm bể thận và cần được can thiệp kịp thời. Trong trường hợp bị tái phát bệnh, bạn không nên chủ quan mà nên đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị dự phòng. Tình trạng bệnh lâu ngày sẽ có nguy cơ chuyển thành viêm bàng quang mạn tính.
Cần uống nhiều nước, giữ thói quen sống khoa học để điều trị bệnh
Những trường hợp bị viêm bàng quang cấp nhưng có nhiều nguy cơ biến chứng thì cần điều trị cẩn trọng hơn. Bác sĩ có thể tăng liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh và tìm cách loại bỏ những yếu tố thuận lợi gây biến chứng.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân lưu ý cần uống nhiều nước và lượng tiểu phải tối thiểu là 1,5l/24h. Bạn cũng không nên nhịn tiểu nhiều hơn 6 giờ để phòng tránh nhiễm khuẩn. Cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt.
Hơn nữa, bạn cần tuân thủ theo đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc theo đúng liều lượng, thời gian uống, không tự ý tăng liều lượng hay tự ý bỏ thuốc,… Không tự ý mua thuốc về tự điều trị tại nhà để tránh những nguy cơ rủi ro không đáng có.
Sau thời gian sử dụng thuốc, cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên điều trị bệnh dứt điểm, nếu để bệnh tái phát, dai dẳng lâu ngày sẽ dễ chuyển sang mạn tính và khi đó rất khó khăn cho quá trình điều trị.
Khi thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh hiệu quả. Hiện nay, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín hàng đầu miền Bắc. Bệnh viện là nơi quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành Thận - Tiết niệu. Cùng với cơ sở máy móc chất lượng, được nhập khẩu từ những quốc gia có nền y học phát triển trên thế giới, MEDLATEC luôn đảm bảo kết quả khám bệnh chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả.
Mời bạn gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!