Các tin tức tại MEDlatec

Chuyên gia kể tên những nguyên nhân gây ra thiếu máu

Ngày 01/06/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Thiếu máu là nỗi lo lắng cho nhiều người vì những ảnh hưởng đến đến công việc hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây ra thiếu máu là do đâu? Phải làm thế nào khi bị thiếu máu? Dưới đây, các chuyên gia đến từ MEDLATEC sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc.

1. Đôi nét về tình trạng thiếu máu

Thiếu máu là được định nghĩa là một tình trạng thiếu hụt hồng cầu và lượng hemoglobin trong máu so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống. Từ đấy, cơ thể không được cung cấp đủ oxy để duy trì tốt các chức năng sống bình thường, dẫn đến một loạt các biểu hiện suy nhược do cơ thể hoạt động kém hiệu quả.

Lượng huyết sắc tố ở mức thấp chính là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng thiếu máu

2. Thiếu máu bao gồm các triệu chứng gì?

Hội chứng thiếu máu thường gặp trong rất nhiều bệnh lý, nhất là các bệnh huyết học. Vì vậy, bạn không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường trên cơ thể, nhất là các biểu hiện sau đây:

  • Cơ thể thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng dù không vận động nặng, kể cả sau khi nghỉ ngơi và đã ăn no.

  • Mất ngủ kéo dài, khó vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, sáng dậy lại ngủ gà ngủ gật.

  • Đau đầu, đau nửa đầu, đau vùng vai gáy, đau dai dẳng lâu ngày không khỏi, đau tăng lên ở vùng trán, thái dương. Quên những việc mình làm hằng ngày hoặc đồ vật hằng ngày sử dụng.

  • Hay chóng mặt, hoa mắt lúc thay đổi tư thế, kể cả khi xoay trở mình khi đang nghỉ ngơi, đi lại dễ té ngã.

  • Mạch nhẹ, nhịp tim nhanh, không đều do thiếu lượng oxy cần thiết cung cấp cho hoạt động co bóp của tim. Một số trường hợp có cảm giác mệt, đánh trống ngực,....

  • Chân tóc yếu, bạc sớm và dễ rụng. Móng tay nhạt màu, giòn, dễ gãy.

  • Màu da nhợt nhạt, xanh tái thiếu sức sống, da bị vàng.

  • Chán ăn, đầy bụng, dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón.

Thiếu máu khiến não hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến chứng hay quên, đãng trí

3. Top một số bệnh hay gặp gây ra thiếu máu

Thiếu nguyên liệu tạo máu: thiếu sắt, acid folic, vitamin B12

Đây là nguyên nhân phổ biến trong hầu hết các ca thiếu máu dinh dưỡng, chủ yếu là do cơ thể không được nạp đủ lượng chất sắt thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày, cơ địa cần bổ sung thêm sắt nhưng không được cung cấp đủ (như phụ nữ mang thai, trẻ ở tuổi dậy thì,…). Một số tình trạng gây thất thoát sắt như xuất huyết dạ dày, kinh nguyệt, nhiễm giun sán,…

Thiếu máu huyết tán miễn dịch

Thalassemia

Suy tủy xương

Thiếu máu trong suy thận mạn

Tình trạng sức khỏe không ổn định

Có các tiền sử liên quan đến tim mạch, gan, tủy sống khiến cơ thể không thể tạo ra đủ lượng hồng cầu cần thiết, cũng như duy trì việc vận chuyển, cung cấp oxi một cách ổn định, đảm bảo cho nhu cầu hoạt động cơ bản. Hiện tượng này rất dễ gặp ở người cao tuổi, người có thể chất suy dinh dưỡng, suy kiệt,…

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do người già tốc độ truyền máu đến não bộ và các bộ phận bị suy giảm đặc biệt từ 65 tuổi trở lên, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý người già như đãng trí, Alzheimer,…

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, người bệnh sau chấn thương, phẫu thuật liên quan đến hệ thống tiêu hóa, dạ dày hoặc có các bệnh lý liên quan, nếu không được chú trọng về mặt dinh dưỡng sẽ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu. Hoặc phụ nữ trong quá trình hành kinh có lượng kinh nguyệt lớn, phụ nữ mang thai nhiều lần không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.

Khuyết hồng cầu là một trong những nguyên nhân hiếm gặp nhưng có tính chất nguy hiểm

4. Hướng điều trị và phòng ngừa thiếu máu

Đối với những trường hợp đã bị thiếu máu và diễn biến bệnh ngày càng trầm trọng:

  • Nếu bệnh nhân đang ở tình trạng thiếu máu nghiêm trọng (do chấn thương, tai nạn, nôn hay đại tiện ra máu,…), cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và bổ sung lượng máu theo chỉ định của bác sĩ.

  • Đối với các trường hợp thiếu máu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường được chỉ định bổ sung sắt theo đường uống bù đắp lượng sắt đang thiếu hụt trong cơ thể, giúp bệnh quá trình tái tạo hồng cầu diễn ra bình thường trở lại.

  • Song song với việc điều trị, bạn cũng cần lưu ý với các tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, bạn cần nghiêm túc làm đúng theo theo lời dặn dò của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc, hay áp dụng đơn thuốc của người khác cho mình.

Đối với những trường hợp có nguy cơ bị bệnh thiếu máu :

  • Thực hiện chế độ ăn giàu sắt: thịt màu đỏ (bò, trâu, gia cầm,…), các loại hải sản (cá, tôm, cua, ốc, hàu,…)

  • Về các món ăn từ thực vật, bạn nên chú trọng các loại rau đậm màu xanh như rau ngót, cải xoăn, súp lơ xanh, rau muống, rau dền,…

  • Để giúp cơ thể tăng cường sự hấp thu và sức đề kháng, bạn cũng nên ghi nhớ bổ sung các loại vitamin và chất khoáng như vitamin C từ trái cây (như cam, quýt, nho, bưởi, cà chua,…), vitamin nhóm B (đậu nành, bơ, cà rốt, cá hồi, gan động vật,…),…

  • Ngoài ra, bạn cũng nên rèn luyện cơ thể mỗi ngày bằng các chế độ tập thể dục hợp lý, giúp các hoạt động của cơ thể được vận hành một cách tối ưu.

Kết hợp cân đối các loại thực phẩm hằng ngày giúp đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ lượng dưỡng chất thiết yếu

Người bệnh thiếu máu cần được thăm khám, xét nghiệm và tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây ra thiếu máu để được áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, một trong những đơn vị y tế kinh nghiệm, uy tín để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe và chăm sóc một cách tận tình, chu đáo. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900.56.56.56 để được tư vấn chi tiết.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.