Các tin tức tại MEDlatec

Có nên ngủ trưa không? Ngủ trưa bao lâu thì tốt?

Ngày 30/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nhiều người có thói quen ngủ trưa, thậm chí không thể thiếu giấc ngủ trưa và luôn cảm thấy dễ chịu và tập trung tốt hơn sau giấc ngủ ngắn này. Tuy nhiên, cũng có những người không thích ngủ trưa. Vậy ngủ trưa có tốt không? Có nên ngủ trưa không và ngủ bao lâu là tốt nhất?

1. Có nên ngủ trưa không?

Rất nhiều người thắc mắc “có nên ngủ trưa không”. Tuy nhiên, câu trả lời có thể khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể.

Ngủ trưa giúp bạn tỉnh táo và thoải mái hơn

- Nếu bạn thường xuyên ngủ trưa và thói quen không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hay công việc của bạn thì bạn hoàn toàn có thể duy trì thói quen này.

Theo các chuyên gia, ngủ trưa cũng là một phương pháp giúp bạn phục hồi, tái tạo năng lượng, giúp não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi. Một số nghiên cứu cho biết, những người có thói quen ngủ trưa thường có khả năng tập trung cao hơn trong vòng 4 tiếng làm việc sau đó. Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của giấc ngủ trưa:

+ Đối với trẻ em: Giấc ngủ trưa giúp não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn hệ thần kinh, giúp trẻ phản xạ tốt hơn sáng tạo tốt hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ và phát triển khả năng ngôn ngữ,... Giấc ngủ trưa cũng có thể giúp loại bỏ hormone cortisol và neuroendocrine, giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe miễn dịch.

Ngủ trưa giúp trẻ phản xạ tốt hơn

+ Đối với người lớn, đặc biệt là những người thường xuyên gặp nhiều áp lực trong công việc, thường xuyên làm việc dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phải lao động quá vất vả. Cụ thể, giấc ngủ trưa có thể mang lại những lợi ích sau:

●       Tái tạo năng lượng và tăng cường khả năng tập trung:

●       Thư giãn và giảm áp lực cho mắt, điều này rất quan trọng đối với những trường hợp phải hoạt động năng suất trong quá trình học tập và làm việc, nhất là những trường hợp phải thường xuyên làm việc với máy tính. Có thể nói rằng, giấc ngủ trưa có thể giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý về mắt.

●       Phòng ngừa suy giảm trí nhớ: Trong quá trình làm việc hay học tập, não bộ phải tiếp nhận rất nhiều dữ liệu quan trọng, hệ thần kinh luôn phải hoạt động tối đa công suất. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bạn. Giấc ngủ trưa là thời điểm mà hệ thần kinh và não bộ có thể nghỉ ngơi, tái tạo nguồn năng lượng để làm việc tốt hơn.

●       Khi chúng ta làm việc, tim cũng cần hoạt động tích cực để đưa máu đến những cơ quan trong cơ thể. Khi chúng ta nghỉ ngơi, tim cũng sẽ được nghỉ ngơi, chỉ cần hoạt động ở mức vừa phải để đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, giấc ngủ trưa cũng có thể giảm áp lực cho tim, giúp giảm nhịp co bóp để tái tạo năng lượng, giúp tim làm việc hiệu quả hơn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Trường hợp ngủ trưa xong bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải và không thoải mái thì bạn cũng không nên cố gắng duy trì thói quen này. Bạn có thể lựa chọn một cách thư giãn, nghỉ ngơi khác để có thể đảm bảo được hiệu suất cho công việc buổi chiều.

Ngoài ra, những trường hợp dưới đây cũng không nên ngủ trưa:

+ Người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban đêm:

Người ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ rất ít vào ban đêm thì thường xuyên bị mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ bù vào buổi trưa hôm sau thì vào buổi tối hôm đó bạn sẽ lại rất khó ngủ. Cứ thế, vòng tuần hoàn này sẽ lặp đi lặp lại và khiến bạn rất khó để quay về giờ giấc sinh học của cơ thể.Chính vì thế, nếu mất ngủ vào ban đêm, bạn cũng không nên ngủ trưa, dù chỉ là một giấc ngủ ngắn.

Không nên ngủ trưa nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ vào ban đêm.

+ Người thừa cân, béo phì cũng không nên ngủ trưa. Thói quen ngủ ngay sau khi ăn có thể khiến bạn khó khăn nhiều hơn trong việc kiểm soát cân nặng. Nếu cần ngủ trưa, bạn có thể ngủ trước bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút hoặc không nên ngủ sau khi ăn trưa, nên vận động nhẹ nhàng sau ăn để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, sau đó mới đi ngủ.

2. Nên ngủ trưa bao lâu?

Ngoài thắc mắc “có nên ngủ trưa không”, vấn đề “ngủ trưa bao lâu” cũng được rất nhiều người quan tâm.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa rất tốt, đặc biệt tốt với những người trên 60 tuổi. Giấc ngủ trưa giúp cải thiện tâm trạng, khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ và kỹ năng định hướng. Đây cũng là một thói quen giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Tốt nhất bạn nên ngủ trưa trong khoảng từ 10 đến 40 phút.

Không nên ngủ trưa quá lâu

Nếu ngủ trong khoảng thời gian từ 10 đến 40 phút, chúng ta sẽ ít có khả năng ngủ sâu hay trải qua quán tính của giấc ngủ - là giai đoạn làm giảm sự tỉnh táo sau khi thức dậy và có thể khiến bạn mệt mỏi hay uể oải hơn.

Các chuyên gia khuyên bạn không nên ngủ trưa quá nhiều. Nếu ngủ quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối, tăng nguy cơ gây ra chứng mất ngủ và kéo theo đó là hàng loạt những vấn đề về sức khỏe. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngủ trưa quá nhiều, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và những bệnh lý về tim mạch.

Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của giấc ngủ trưa với cơ thể và trả lời câu hỏi “có nên ngủ trưa không”. Để có giấc ngủ trưa ngon và hiệu quả, bạn nên lựa chọn không gian yên tĩnh, lau mặt bằng nước ấm trước khi đi ngủ và hãy ngủ với tư thế thoải mái nhất.

Mọi thắc mắc về giấc ngủ trưa hay các vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.