Các tin tức tại MEDlatec
Con đường lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ và 1 số dấu hiệu nhận biết bệnh
- 25/05/2022 | Thủy đậu bội nhiễm là gì - cách phòng tránh
- 11/05/2022 | Thủy đậu uống thuốc gì để mau khỏi và không để lại biến chứng?
- 14/05/2022 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thủy đậu
- 19/07/2021 | Phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu, 2 bệnh này khác nhau như thế nào?
1. Tìm hiểu chung về bệnh đậu mùa khỉ
Trên thực tế, các bạn thường biết tới bệnh đậu mùa - một dạng bệnh truyền nhiễm khá phổ biến, trong khi đó không phải ai cũng nghe về bệnh đậu mùa khỉ. Đây là một dạng bệnh hiếm gặp và chúng có liên quan tới nhóm bệnh đậu mùa. Tốt nhất các bạn không nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị sau khi phát hiện bất cứ triệu chứng bệnh nào.
Bệnh đậu mùa khỉ khá hiếm gặp
Tìm hiểu về căn bệnh này, chúng ta thường quan tâm tới tác nhân chính gây bệnh. Theo các nghiên cứu vào năm 1958, vi rút thuộc họ Poxviridae là một trong những tác nhân chính tấn công vào cơ thể con người và để lại các triệu chứng. Bên cạnh đó, tổ chức Y tế thế giới WHO cũng chỉ ra rằng loài vi rút này có thể lây lan từ động vật gặm nhấm sang cơ thể người. Chính vì thế, các bạn nên thận trọng trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Nhìn chung, căn bệnh truyền nhiễm này không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Đa số bệnh nhân sẽ bình phục sau một 2 - 4 tuần, các triệu chứng thường xuất hiện với mức độ nhẹ, ví dụ như: sốt, đau nhức đầu hoặc có dấu hiệu bị phát ban… Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tử vong do căn bệnh này ở tương đối thấp. Song, chúng ta cần theo dõi và điều trị tích cực, đây là cách tốt nhất nhằm ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra, đặc biệt với bệnh nhân sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu.
2. Con đường lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: con đường lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Đây là thông tin quan trọng giúp chúng ta chủ động bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa sự tấn công của vi rút gây bệnh vào cơ thể.
Chúng ta không nên tiếp xúc với các vết thương hở của bệnh nhân
Các bác sĩ cho biết căn bệnh truyền nhiễm này lây lan qua nhiều con đường khác nhau, chính vì thế chúng ta nên cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, vi rút gây bệnh thường lây lan khi bạn tiếp xúc với giọt bắn đường hô hấp hoặc vết thương ngoài da của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nếu không may tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh, khả năng bạn bị lây nhiễm đậu mùa khỉ tương đối cao. Đó là lý do vì sao mỗi người không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là bát đũa ăn cơm, quần áo hoặc khăn rửa mặt. Những đồ dùng kể trên rất dễ dính máu hoặc nước bọt của bệnh nhân.
Một số nghiên cứu cũng cho rằng vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Bởi vì trong quá trình sinh nở, mẹ và bé có thể tiếp xúc trực tiếp với nhau, vi rút lây truyền thông qua dịch cơ thể sau mỗi lần tiếp xúc như vậy. Chính vì thế, phụ nữ mang thai mắc đậu mùa khỉ thường cảm thấy lo lắng.
3. Nhận biết một số dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ
Mặc dù đậu mùa khỉ không gây nguy hiểm tới tính mạng, các bạn vẫn cần quan tâm chăm sóc và điều trị khi được chẩn đoán mắc bệnh. Như vậy, cơ thể sẽ có cơ hội phục hồi nhanh chóng, giảm thiểu những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Các triệu chứng bệnh sẽ trở nên rõ rệt sau khoảng 5 - 21 ngày bạn nhiễm vi rút, trong khoảng thời gian này, chúng ta nên chủ động theo dõi triệu chứng bất thường và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh đậu mùa khỉ là cảm giác đau nhức cơ, sốt cao, kèm theo đó là hiện tượng phát ban hoặc sự xuất hiện của hạch bạch huyết,…
Thông thường, người bệnh sẽ phát hiện triệu chứng sốt cao, đau nhức đầu thường xuyên, thậm chí nhiều bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi. Nếu không theo dõi kỹ, chúng ta dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác và áp dụng phác đồ điều trị không phù hợp. Vì vậy, các bạn nên theo dõi sát sao, đặc biệt là các triệu chứng phụ đi kèm. Sau vài ngày, bệnh nhân sẽ thấy hiện tượng phát ban khắp cơ thể, trong đó mặt là nơi đầu tiên xuất hiện các nốt phát ban.
Dần dần, các nốt mụn nước xuất hiện và gây cảm giác khó chịu đối với bệnh nhân. Bạn không nên gãi để chảy dịch, thói quen này khiến mụn nước lây lan rộng khắp cơ thể và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
4. Đậu mùa khỉ có nguy hiểm hay không?
Nhiều bạn tỏ ra lo lắng không biết bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm hay không? Như đã phân tích ở trên, căn bệnh này nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp và chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu, chính vì thế các bạn không nên chủ quan. Hiện nay, vắc xin phòng bệnh vẫn được công bố, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể lây lan diện rộng và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch.
Nhiều người lo lắng không biết bệnh đậu mùa khỉ có nghiêm trọng không?
Các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên chủ động đi khám và điều trị khi phát hiện triệu chứng bất thường có liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm theo dõi, điều trị bệnh truyền nhiễm. Với hơn 26 năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn là địa chỉ y tế tin cậy của người dân.
Đặc biệt, tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chất lượng dịch vụ xét nghiệm được đánh giá cao. Bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Đồng thời, Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện vinh dự là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận được chứng chỉ CAP do Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ cấp cho phòng LAB đạt chuẩn.
Quý khách hàng có nhu cầu khám, xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vui lòng liên lạc Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Bệnh nhân nên đi khám và xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã nắm được con đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ. Từ đó, mỗi người sẽ tự chủ động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!