Các tin tức tại MEDlatec

Đau bụng phải trên và đau bụng trái trên có nguyên nhân do đâu?

Ngày 19/02/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Đau bụng có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, vì thế nhận biết và phân biệt nguyên nhân gặp nhiều khó khăn. Trong đó, dựa vào vị trí đau bụng như: đau bụng phải trên, đau bụng trái trên, đau bụng trên rốn,… cũng tiết lộ nhiều thông tin về bệnh lý gặp phải.

1. Phân loại nguyên nhân đau bụng phải trên và trái trên

Cách dễ dàng nhất để phán đoán nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của cơn đau bụng là dựa trên tính chất, vị trí chính xác của cơn đau. Nếu không được hướng dẫn hoặc tìm hiểu, người bệnh nhất là trẻ nhỏ sẽ không thể nhận biết cơn đau bụng gặp phải nguy hiểm hay không.

Các vùng đau bụng thể hiện nguyên nhân bệnh khác nhau

Sau đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ về cách nhận biết, phân loại và nguyên nhân đau bụng thường gặp nhất theo vị trí.

1.1. Đau bụng phải trên rốn (hay vùng hạ sườn phải)

Vùng bụng phải trên rốn là vị trí của các cơ quan gồm: mật, góc đại tràng phải, ruột thừa, tuyến thượng thận phải và cực trên thận phải, thùy gan phải,… Vì thế nếu đau ở vùng bụng phải trên rốn, nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe của các cơ quan này. Ngoài vị trí cơn đau, cần phán đoán dựa trên các dấu hiệu đi kèm khác như: sốt, đầy hơi, đau quặn thắt,…

Bệnh nhân cần nhanh chóng được đưa tới bệnh viện điều trị tránh nhiễm trùng lan rộng.

1.2. Đau bụng trái trên rốn (vùng hạ sườn trái)

Vùng bụng trái trên rốn là vị trí của nhiều cơ quan bao gồm: thận trái, một phần dạ dày, góc đại tràng trái, đuôi tụy, tuyến thượng thận trái và cực trên thận trái,… Không phải tất cả các trường hợp đau bụng trái trên rốn là do bệnh lý ở cơ quan vùng này song vẫn cần cẩn thận theo dõi cơn đau cũng như các triệu chứng gặp phải.

Đau bụng trái trên rốn có thể do chấn thương

Nếu cơn đau bụng trái trên rốn xuất hiện âm ỉ, kéo dài, gây đau đớn nhiều kèm mệt mỏi, chán ăn thì không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu bệnh lý. Bệnh lý phổ biến gây đau là: đau dạ dày, đau thận trái,…

1.3. Đau bụng trên rốn ở giữa

Vùng này gồm các cơ quan: thùy gan trái, dạ dày, mạc nối gan - dạ dày, tá tràng, tụy tạng, động mạch chủ bụng,...

Nếu đối tượng bị đau bụng trên rốn ở giữa là người lớn thì nguyên nhân thường do: viêm đường dẫn mật, sỏi mật, sỏi niệu quản, sỏi thận, viêm túi mật,…

Đau bụng do sỏi thường nặng và tái phát

Nếu là nguyên nhân do bệnh về túi mật, người bệnh thường có triệu chứng đi kèm khác ngoài đau bụng như: vàng da, sốt,… Cơn đau bụng xuất hiện có tính chất chu kỳ, thường sau khi ăn nhiều mỡ, đạm. Bệnh về túi mật như: sỏi mật, u ác tính, viêm đường dẫn mật cần được điều trị triệt để sớm, tránh bệnh tiến triển nặng.

Cơn đau bụng do sỏi thận hoặc sỏi niệu quản thường xảy ra sau khi vận động mạnh hoặc đi xe xóc nhiều, người bệnh thường bị đau bụng quằn quại. Tùy vào vị trí sỏi ảnh hưởng mà cơn đau có thể không ở giữa bụng, lệch sang phải, trái hay xuất hiện ở cả hai bên.

Ngoài ra, nếu triệu chứng đau bụng đi kèm với buồn nôn thường do nhiều bệnh lý khác nhau. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Thuốc điều trị có thể gây đau bụng buồn nôn

2. Bệnh nhân nên làm gì nếu bị đau bụng trên?

Việc xác định được nguyên nhân cũng như phán đoán mức độ nguy hiểm của cơn đau là vô cùng quan trọng. Muốn vậy, bệnh nhân cần theo dõi sát sao tình trạng đau của mình với những thông tin quan trọng như:

  • Đau bụng ở vùng bụng nào? Bên trên rốn, bên dưới rốn, trái hay phải?

  • Cơn đau bụng có cố định ở một vị trí không? Ở một số người bệnh, vị trí đau có tính chất lan xuyên, tuy nhiên không rõ ràng.

  • Đau bụng với mức độ như thế nào? Âm ỉ, kéo dài hay cấp tính, đau quặn thắt trong thời gian ngắn.

  • Đau bụng xuất hiện có tính chất chu kỳ không? Cơn đau xuất hiện đột ngột hay liên quan đến thói quen sinh hoạt nào (trước, sau khi ăn, nếu sau bữa ăn thì bữa ăn có nhiều chất đạm, chất béo không,…).

  • Ngoài đau bụng ra người bệnh còn có triệu chứng nào khác không, nhất là triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, táo bón, chán ăn, kém hấp thu,…

  • Người bệnh có tiền sử bệnh lý liên quan nào không, không nhất thiết là bệnh dạ dày bởi đau bụng có thể do cả các bệnh lý nội tạng như gan, mật,…

3. Nên đi khám ở đâu nếu bị đau bụng phải trên?

Không nên chủ quan với những cơn đau bụng mà mình gặp phải bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Nếu đau bụng thông thường, cơn đau thường diễn ra trong thời gian ngắn, không tái phát hoặc tái phát một thời gian lâu sau đó thì nguyên nhân thường là khó tiêu hóa, ăn quá no, đầy bụng,… Còn nếu cơn đau bụng triền miên thì nguy cơ do bệnh lý về gan mật, hệ tiết niệu,… cần sớm đi khám và điều trị.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế tin cậy, uy tín, được nhiều khách hàng đánh giá cao bởi:

  • Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, chuyên môn cao, tận tâm với bệnh nhân.

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, luôn luôn cập nhật những thiết bị tiên tiến trên thế giới.

  • Quy trình, thủ tục nhanh gọn, tránh để bệnh nhân phải chờ đợi lâu gây mệt mỏi.

  • Có áp dụng bảo lãnh viện phí với đa dạng các thẻ bảo hiểm như bảo hiểm Bảo Việt, PVI, Manulife,... giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.

  • Thông tin giá cả điều trị công khai, tránh tình trạng “chặt chém” khách hàng.

Trải qua hơn 24 năm hình thành và phát triển, MEDLATEC luôn lấy tôn chỉ “bệnh nhân như người thân” để làm kim chỉ nam hoạt động. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi gửi gắm sức khỏe vào MEDLATEC.

Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe, tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 hoàn toàn miễn phí.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.