Các tin tức tại MEDlatec
Đau gót chân là bệnh gì, có đáng lo ngại không?
- 04/01/2023 | Vỡ mắt cá chân có nguy hiểm không và cách xử trí
- 09/01/2023 | Các cách trị hôi chân đơn giản ai cũng có thể áp dụng
- 13/12/2022 | Nứt gót chân do đâu, cách cải thiện và phòng ngừa
1. Biển hiện đau gót chân là bệnh gì?
Đau gót chân là bệnh gì mà lại khiến nhiều người lo lắng? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Song, nếu xuất phát từ bệnh lý thì sẽ có một số trường hợp cụ thể như sau:
Viêm cân gan chân - Plantar fasciitis
Sẽ rất đau nếu bạn bị đau từ ngón chân tới gót chân do các dải cơ gân dưới lòng bàn chân chạy qua. Tình trạng thường xảy ra với những ai có bề mặt của chân không giống bình thường. Có thể quá bẹt, quá cao hay thậm chí là quá phẳng. Bệnh lý gây ra những cơn đau nhức vào mỗi buổi sáng, có đôi khi ngồi cũng sẽ vô cớ bị đau.
Đau nhói phần gót khiến người bệnh khó chịu khi di chuyển
Đường hầm cổ chân
Ở cạnh mắt cá chân có một khoảng hẹp ở đằng trong cổ chân, đó là đường hầm cổ chân. Cơn đau thường diễn ra ở vùng trong lòng bàn chân hoặc mắt cá chân. Thế nhưng khi không được chữa trị sớm thì nó sẽ gây tê nhức lan qua cả vùng gót chân. Nặng hơn là lên tới bắp chân.
Viêm hoặc đứt gân gót chân - Achilles
Achilles là gân cơ bám chặt vào gót chân. Bạn sẽ gặp đau nhức khi bị viêm gân Achilles. Biểu hiện cụ thể hơn là phần gót của chân sưng và dày cộm. Nó khiến bạn cảm thấy nặng nề hơn khi di chuyển hoặc vận động. Cần hạn chế vận động khi mắc phải bệnh lý này, vì gân gót chân rất dễ bị đứt.
Tình trạng gai xương gót
Đau gót chân là bệnh gì? Câu trả lời đó có thể do gai xương gót. Bệnh là nguyên do phổ biến nhất khiến người mắc phải bị đau nhức, cảm thấy gai gai phần gót ở chân. Đây thực tế là hậu quả của tình trạng viêm gan chân kéo dài.
Nguyên nhân do viêm tủy xương
Bệnh này hiếm gặp, nhưng một khi đã bị là sẽ rất khó chữa. Về cơ bản, viêm tủy xương là biểu hiện của việc bị nhiễm trùng xương. Bệnh mang tới cảm giác khó chịu đến tột cùng, khi vừa bị đau vùng gót, vừa ốm sốt mà lại liên tục chóng mặt, buồn nôn.
Bị viêm bao hoạt dịch
Vi khuẩn xâm nhập vào phần túi dịch hoạt xung quanh gót chân gây viêm, sưng tấy và đau. Đặc biệt khi người bị mắc chạy và di chuyển quá lâu.
Viêm khớp dạng thấp
Đau gót chân, sốt, mệt mỏi là biểu hiện chung của tình trạng viêm khớp dạng thấp. Bệnh còn nặng hơn khi ảnh hưởng trực tiếp tới phổi, mạch máu, mắt, da. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ làm xáo động tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Những chia sẻ ở trên đã chỉ ra cho người đọc biết đau gót chân là bệnh gì. Vậy đối tượng nào thường dễ bị tổn thương, và làm thế nào để phòng ngừa điều trị.
2. Ai dễ bị đau gót chân?
Thực tế, đau gót chân được coi là triệu chứng lâm sàng và không được liệt kê vào danh sách các loại bệnh. Tình trạng này phổ biến và có rất nhiều nguyên do gây nên, bất cứ ai cũng có thể gặp phải.
Phần gót của chân dễ bị tổn thương khi chịu lực nặng
Tuy nhiên, ở nhiều người, tình trạng đau gót chân kéo dài và gây cảm giác khó chịu.
-
Triệu chứng này thường gặp nhất ở những người có đội tuổi từ 65 đổ lên, do trước đó người lớn tuổi thường đi lại nhiều, miếng đệm bảo vệ gót dần mòn đi, làm mất khả năng cân bằng.
-
Người sở hữu đôi bàn chân có vòm cao hoặc phẳng thường bị đau nhiều hơn. Nguyên nhân có thể do gen di truyền.
-
Các vận động viên thể thao thường xuyên phải luyện tập và dùng lực mạnh vào chân.
-
Làm công việc tay chân nặng nhọc.
-
Đã từng bị chấn thương vùng chân.
-
Người thừa cân, không kiểm soát được cân nặng.
Bất kể là mức độ đau nặng hay nhẹ, nó sẽ gây nên cảm giác vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt của mỗi cá nhân.
3. Tổng hợp cách điều trị đau gót chân
Sau khi đã xác định đau gót chân do đâu gây ra, dựa vào mức độ cơn đau mà có cách điều trị sao cho phù hợp. Nếu chưa đến mức nghiêm trọng, có thể sử dụng các phương pháp giảm bớt cơn đau tại nhà như sau:
-
Sử dụng đá để chườm vào gót chân, làm liên tục trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Ban ngày 2 lần, sáng chiều; buổi tối sử dụng nẹp bất động với bàn chân. Tạm gác lại những hoạt động thể chất nặng nhọc để cho bàn chân nghỉ ngơi.
-
Nếu đi giày gót cao, cần sử dụng thêm miếng lót giày. Thường xuyên sử dụng giày chỉnh hình để nâng cao thể chất cho chân.
-
Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác khó chịu, nhưng nếu vài ngày không khỏi, cần tìm đến bác sĩ.
Các cơn đau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh, nếu muốn điều trị dứt điểm, bạn cần đến gặp chuyên gia y tế để thăm khám.
Chuyên gia y tế sẽ can thiệp sâu hơn việc chỉ đưa ra lời khuyên
4. Làm gì để không bị đau gót chân?
Để tránh xa những cơn đau dai dẳng, hay tái phát, bạn cần có hướng phòng ngừa sao cho thật hiệu quả. Các phương pháp có thể ứng dụng ngay tại nhà bạn nên tham khảo:
-
Giữ cân nặng ở ngưỡng vừa phải, phù hợp với chiều cao và bề ngang của cơ thể. Cần kiểm soát cân nặng dựa theo chỉ số BMI. Nếu bạn đang có thân hình “quá khổ”, hãy tìm cách kiểm soát nó một cách khoa học.
-
Thêm tinh bột nghệ, gừng vào trong các món ăn hàng ngày giúp chống viêm nhiễm hiệu quả.
-
Một cách hay để chân có thể thư giãn là sử dụng nước ngâm chân sau khi đã xóa bóp.
-
Canxi là loại dưỡng chất cần thiết giúp tránh đau nhức.
-
Chuẩn bị những bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng không nên hoạt động thể thao hay chân tay quá sức.
-
Không nên đứng trên giày cao gót quá lâu, nên chọn những loại giày có đế êm chân.
Hạn chế đi nhiều giày cao gót để bảo vệ gót bàn chân
Đau gót chân là bệnh gì, câu hỏi này đã được MEDLATEC chọn lọc và giải đáp kỹ lưỡng, cụ thể trong bài viết. Như vậy, chúng ta không nên chủ quan về tình trạng đau gót chân, và cần nắm được cách phòng ngừa từ sớm. Hi vọng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn sức khỏe, hoặc đặt lịch tại MEDLATEC, bạn có thể gọi đến số tổng đài của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!