Các tin tức tại MEDlatec
Dấu hiệu đau thận trái và cách xử trí hiệu quả
- 20/09/2024 | Nguyên nhân gây thận ứ nước độ 1 và cách điều trị bệnh
- 28/09/2024 | Thực hư uống nước vối hại thận và lời khuyên từ chuyên gia
- 30/09/2024 | 1 ngày đau bụng quặn dữ dội, đi khám phát hiện 2 bất thường ở thận
- 14/10/2024 | Bị suy thận nên ăn gì để phục hồi sức khỏe?
- 14/10/2024 | Nguyên nhân suy thận ở người trẻ là gì? Phòng bệnh bằng cách nào?
1. Đau thận trái là như thế nào?
Đau thận thường là cơn đau âm ỉ ở vùng sườn, lưng, bụng nên dễ nhầm lẫn với tình trạng đau lưng. Để phân biệt tình trạng đau thận trái với đau lưng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Vị trí: Thận nằm ở dưới lồng ngực và 2 bên tủy sống. Khi đau thận trái bạn sẽ thấy đau ở bên trái phần lưng dưới xương sườn. Cơn đau cũng có thể lan xuống bụng dưới bên trái hay vùng đùi bên trái.
Đau thận là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà bạn không thể chủ quan
Vị trí của những cơn đau thận thường cao hơn và sâu hơn so với những cơn đau lưng. Bệnh nhân sẽ cảm nhận cơn đau rõ ràng hơn ở phía nửa trên của thắt lưng. Thông thường, những cơn đau lưng sẽ ảnh hưởng đến phần thắt lưng dưới.
- Dấu hiệu: Những cơn đau lưng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn vận động mạnh, chẳng hạn như bê vác vật nặng hay tập thể dục. Đối với những trường hợp đau thận trái, cơn đau sẽ không biến mất, dù bạn nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế.
Tình trạng đau thận trái thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường tiết niệu. Ngoài biểu hiện đau thận, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như sau:
+ Tiểu nhiều lần và đau khi tiểu, màu sắc của nước tiểu có bất thường hoặc có mùi hôi.
+ Sốt, nôn, buồn nôn, mệt mỏi cùng với một số triệu chứng khác.
Bạn nên cẩn trọng nếu đau thận kèm theo tình trạng sốt
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau. Do đó, nếu thấy bất thường, bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.
2. Đau thận trái là do nguyên nhân nào?
Rất nhiều nguyên nhân gây đau thận trái, trong đó bao gồm:
- Sỏi thận: Là tình trạng xuất hiện những khối sỏi ở thận, hình thành do sự kết tinh từ các tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Khi bị sỏi thận, bệnh nhân không chỉ có biểu hiện đau thận trái mà còn có thể gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, tiểu máu,... Những cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Ngoài cơn đau thận, bệnh nhân còn gặp phải những triệu chứng như tiểu nhiều lần, buồn nôn, sốt.
- Viêm thận: Là một dạng nhiễm trùng thận nghiêm trọng. Người bệnh không chỉ có biểu hiện đau thận trái mà còn xuất hiện triệu chứng nôn mửa, mệt mỏi.
- Một số nguyên nhân khác cũng khiến thận trái bị đau bất thường như u nang thận, viêm thận mạn tính,...
3. Phải làm sao khi bị đau thận trái?
Như đã nêu trên, tình trạng đau thận trái có thể là do nhiều nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng, vì thế, bạn không nên chủ quan. Khi có biểu hiện đau và kèm theo những triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám bệnh. Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh như:
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm trùng, bị sỏi thận hay không và đánh giá chức năng lọc chất thải từ máu của thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: Để đánh giá về tình trạng nhiễm trùng, protein và một số chất khác trong nước tiểu do các bệnh về thận gây ra. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm cấy khuẩn nước tiểu để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Xét nghiệm nước tiểu để tìm hiểu nguyên nhân gây đau thận
- Siêu âm hoặc chụp MRI: Đây là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp kiểm tra xem người bệnh có bất thường gì về cấu trúc đường tiết niệu hay không.
Sau khi chẩn đoán bệnh, tùy từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả cho người bệnh. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo những hướng dẫn của bác sĩ để có thể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không nên tự điều trị bệnh theo các bài thuốc dân gian, kinh nghiệm truyền miệng để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
4. Phòng ngừa đau thận trái
Để phòng ngừa tình trạng đau thận trái, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Uống đủ nước: Đây là việc làm đơn giản nhưng không phải ai cũng đảm bảo thực hiện tốt. Mỗi người nên duy trì việc uống đủ nước mỗi ngày để giúp thận hoạt động tốt hơn, loại bỏ chất độc trong cơ thể một cách hiệu quả hơn. Lưu ý không nên uống quá nhiều bia rượu, cà phê hay những loại đồ uống kích thích khác.
Uống nhiều nước để phòng tránh suy thận
- Cân bằng chế độ ăn uống: Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên ăn đa dạng thực phẩm. Cần ưu tiên các loại rau củ quả và trái cây hoặc các loại hạt. Cần hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đạm động vật, hạn chế ăn đồ nhiều muối và các loại đồ ăn nhanh.
- Thường xuyên vận động thể dục để cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng, giúp thận khỏe mạnh hơn, phòng ngừa bệnh lý về tim mạch và nhiều loại bệnh lý khác. Hãy lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình và tập luyện đều đặn, kiên trì. Khi mới bắt đầu tập, bạn không nên tập với cường độ quá cao, mà hãy duy trì và tăng dần cường độ tập.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, trong đó bao gồm kiểm tra hoạt động chức năng thận. Đây là cách có thể phát hiện sớm những vấn đề về thận, ngay cả khi bạn chưa có biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Từ đó, điều trị kịp thời, tăng hiệu quả điều trị và hạn chế nguy cơ rủi ro.
Bạn nên đi khám nếu có biểu hiện đau thận
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề đau thận trái và cách xử trí cũng như phòng ngừa tình trạng này. Nếu cần được tư vấn thêm về bệnh hoặc có triệu chứng bất thường cần được kiểm tra sức khỏe, mời bạn đặt lịch khám tại Chuyên khoa Tiết niệu của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!