Các tin tức tại MEDlatec
Nhận biết dấu hiệu lồng ruột ở trẻ
- 09/03/2022 | Bệnh lồng ruột ở trẻ em - tuyệt đối không thể xem thường!
- 26/02/2022 | Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ em và phương án điều trị
- 21/07/2024 | Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột bố mẹ cần biết để kịp thời đưa con đi cấp cứu
1. Thông tin cơ bản về bệnh lồng ruột ở trẻ
Lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột bị lồng (chui) vào đoạn ruột liền trước. Người lớn và trẻ nhỏ đều có thể mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên, trẻ từ 4 đến 9 tháng tuổi là trường hợp hay gặp nhất.
Trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm có nguy cơ bị lồng ruột
- Nguyên nhân gây lồng ruột vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các chuyên gia, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ lồng ruột có thể kể đến như sau:
● Trẻ mới bắt đầu giai đoạn ăn dặm: Khi trẻ đang bú sữa mẹ và bắt đầu tập ăn dặm, ruột sẽ có hiện tượng co bóp nhiều hơn. Bên cạnh đó, các đoạn ruột có sự chênh lệch về kích thước, từ đó, nguy cơ lồng ruột cũng sẽ tăng cao hơn.
● Những trẻ bị viêm ruột, viêm hạch mạc treo ruột hay dính ruột cũng rất dễ bị lồng ruột.
● Các trường hợp có khối u lành tính hoặc ác tính ở ruột non, có những khối polyp lòng ruột, bị bệnh túi thừa Meckel,.... cũng có nguy cơ cao bị lồng ruột.
● Trẻ từ 3-6 tháng tuổi.
● Trẻ bụ bẫm.
● Bé trai có nguy cơ bị lồng ruột cao hơn bé gái.
● Cấu tạo ruột bất thường.
● Những trẻ đã từng bị lồng ruột thì rất dễ tái phát bệnh. Hoặc trong gia đình có người bị bệnh này thì cha mẹ cũng cần chú ý đến con nhiều hơn vì trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những trẻ khác.
● Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.
● Thời tiết giao mùa cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, trong đó bao gồm tình trạng lồng ruột.
- Lồng ruột cần được xử trí càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị lồng ruột, có thể gây ra tình trạng ứ trệ thức ăn, tắc hoặc bán tắc ruột. Đồng thời, những mạch máu nuôi dưỡng phần ruột này cũng sẽ khó lưu thông. Từ đó, dẫn tới tình trạng thiếu máu ở vị trí bị lồng ruột, gây viêm nhiễm, hoại tử.
Trẻ đột nhiên khóc thét có thể do bị lồng ruột
Nếu trẻ được cấp cứu sớm (trước 48 giờ bị lồng ruột) thì nguy cơ khối lồng ruột bị hoại tử sẽ rất thấp. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn và xử trí sau 72 giờ thì nguy cơ hoại tử sẽ rất cao. Khi bị hoại tử, trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn, thủng ruột, viêm phúc mạc và thậm chí là tử vong.
2. Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột
Ở mỗi giai đoạn những triệu chứng lồng ruột của trẻ sẽ khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ bị lồng ruột mà các bậc phụ huynh đừng nên bỏ qua:
- Ở giai đoạn đầu:
● Trẻ bỏ bú, đột nhiên ngừng chơi đùa.
● Trẻ bị đau bụng hoặc cảm thấy khó chịu.
● Trẻ quấy khóc.
● Co đầu gối lên ngực vì tình trạng co thắt dạ dày.
● Trẻ nôn ra thức ăn hoặc nôn ra dịch có màu xanh hoặc vàng.
● Trẻ đột ngột đổ nhiều mồ hôi.
● Da trẻ xanh xao và tím tái.
Những dấu hiệu trên thường lặp lại nhiều lần và ngày càng nghiêm trọng, kéo dài.
Trẻ bị mệt lả có thể do lồng ruột
- Giai đoạn nghiêm trọng: Khi bệnh tiến triển, trẻ sẽ có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng hơn, cụ thể như sau:
● Phân có màu nâu, có lẫn máu hoặc có dịch nhầy và có mùi hôi.
● Môi trẻ khô do mất nước.
● Mệt lả.
● Mắt trũng.
● Mạch đập nhanh.
● Sốt cao.
● Da tái nhợt.
- Giai đoạn muộn:
● Trẻ bị chướng bụng.
● Nôn liên tục.
● Hơi thở nông.
● Mạch đập nhanh.
● Mất ý thức, hôn mê.
● Mất nước nghiêm trọng và một số triệu chứng sốc do nhiễm khuẩn.
Có thể nói rằng, những dấu hiệu trẻ bị lồng ruột rất đa dạng và không phải tất cả những trẻ bị bệnh đều xuất hiện tất cả những triệu chứng trên. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ bị bệnh không có triệu chứng đau bụng, đi ngoài ra máu,.... Bên cạnh đó, nhiều trẻ lớn bị bệnh thường chỉ có biểu hiện đau bụng, ngoài ra không còn biểu hiện nào khác.
3. Phải làm sao khi nghi ngờ dấu hiệu trẻ bị lồng ruột?
Đối với trẻ nhỏ, nếu mẹ thấy trẻ đột nhiên bỏ bú, khóc thét, kèm theo tình trạng nôn liên tục,... cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trẻ bị lồng ruột cần được đưa đi cấp cứu kịp thời
Khi thăm khám cho trẻ, bác sĩ không chỉ quan sát những biểu hiện lâm sàng mà có thể thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ, một số xét nghiệm thường được chỉ định như:
● Siêu âm ổ bụng: Biện pháp ít xâm lấn nên rất an toàn và còn có giá trị chẩn đoán.
● Chụp X-quang bụng;
● Chụp CT scan ổ bụng.
Trẻ được chẩn đoán bị lồng ruột sẽ được điều trị bằng phương pháp tháo khối lồng ruột. Các bác sĩ sẽ bơm hơi qua hậu môn hay dùng thuốc cản quang dưới sự trợ giúp của máy chiếu X-quang. Sau đó, khối lồng ruột sẽ được tháo dần dần nhờ áp lực của hơi hay tác dụng của thuốc.
Đối với những trẻ bị lồng ruột mà bị phát hiện quá muộn (trên 6 tiếng) thì thường được chỉ định tháo khối lồng ruột ngay lập tức.
Nếu trẻ bị lồng ruột nhưng phát hiện muộn sau 24 tiếng, trẻ cần được phẫu thuật ngay để loại bỏ khối ruột lồng. Lưu ý, sau phẫu thuật, việc chăm sóc trẻ là rất khó khăn và phức tạp, trẻ dễ bị tử vong do viêm phổi nặng hay suy kiệt cơ thể.
4. Phòng tránh lồng ruột ở trẻ bằng cách nào?
Hiện tại, chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây lồng ruột, vì thế, rất khó để đưa ra phương pháp phòng ngừa đặc hiệu. Chính vì thế, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng là phát hiện bệnh sớm.
Nếu trẻ có biểu hiện khóc thét, rướn người, đột nhiên bỏ bú, ngừng chơi đùa,.... mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, thực hiện các loại xét nghiệm để xác định bệnh và can thiệp kịp thời cho trẻ.
Nếu trẻ đã bị lồng ruột, sau điều trị, mẹ cần cho trẻ đến tái khám đúng hẹn và theo dõi sức khỏe thường xuyên, đồng thời cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về bệnh lồng ruột ở trẻ và một số dấu hiệu trẻ bị lồng ruột, giúp mẹ nhận biết sớm và đưa trẻ đi khám sớm và cấp cứu kịp thời. Nếu trẻ có biểu hiện nghi ngờ bệnh, cha mẹ có thể đặt lịch khám cho trẻ tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách chỉ cần nhấc máy và gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tổng đài viên sẽ hướng dẫn và tư vấn cụ thể cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!