Các tin tức tại MEDlatec
Đau khớp vai do viêm quanh khớp vai thể đông cứng có nguy hiểm không?
- 14/03/2020 | Tìm hiểu về phương pháp siêu âm khớp vai
- 07/03/2020 | Tìm hiểu về kỹ thuật siêu âm khớp vai
1. Viêm khớp vai thể đông cứng là gì?
Như chúng ta đã biết,về mặt giải phẫu vùng vai gồm có: Xương đốt sống ngực: Gồm 12 đốt sống ngực, xương bả vai, xương đòn, xương vai, xương sườn. Phần mô liên kết bao chắc quanh khớp được gọi là khớp vai và có chất hoạt dịch bôi trơn bao khớp giúp vai dễ dàng cử động.
Bao khớp vai dày lên và co cứng được gọi là tình trạng viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Lâu ngày sẽ khiến dẫn tới đau khớp vai nghiêm trọng và vai rất khó cử động. Bệnh thường xảy ra ở những người trung niên hoặc người cao tuổi. Những trường hợp bị tiểu đường cũng có nguy cơ bị bệnh này nhiều hơn những người có sức khỏe bình thường.
2. Dấu hiệu bệnh Viêm khớp vai thể đông cứng
Triệu chứng phổ biến của bệnh chính là những cơn đau khớp bả vai từ âm ỉ đến dữ dội, cơn đau tăng lên khi người bệnh di chuyển cánh tay. Khớp vai của người bệnh bị hạn chế khả năng vận động. Biểu hiện của bệnh sẽ tăng lên qua từng giai đoạn:
Giai đoạn đau khớp vai: Bệnh nhân đau do viêm, kể cả khi nghỉ ngơi và đau nhiều về đêm. Mức độ đau tăng lên khi cử động cánh tay. Thời gian đầu những cơn đau không quá nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều tháng.
Sau đó, nếu không điều trị kịp thời, những cơn đau sẽ nhiều hơn và tăng mức độ, đồng thời, khả năng vận động khớp vai sẽ giảm dần. Bệnh nhân thậm chí không thể làm những việc bình thường như chải đầu hay gãi lưng, rất khó để đưa tay ra sau hoặc ra trước.
Giai đoạn đông cứng: Giai đoạn này các hoạt động của khớp vai có thể rất khó khăn.
Giai đoạn tan đông: Giai đoạn này tầm chuyển động của vai sẽ được cải thiện dần nhưng sẽ vẫn đau khi cử động trong vài tháng sau đó. Quá trình tan đông có thể kéo dài 6 tháng đến 2 năm.
3. Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp vai
Bệnh được chia làm 2 dạng chính:
+ Viêm quanh khớp vai thể đông cứng nguyên phát
+ Viêm quanh khớp vai thể đông cứng thứ phát
Dưới đây là những yếu tố nguy cơ gây bệnh:
Do tuổi tác: Nhóm tuổi từ 40 trở lên sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Đặc biệt, nữ giới cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
Các trường hợp mắc bệnh tiểu đường cũng có xu hướng bị đau khớp vai nhiều hơn người bình thường.
Một số căn bệnh khác cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vai thể đông cứng chẳng hạn như bệnh suy giáp, bệnh cường giáp, bệnh Parkinson và các bệnh về tim mạch.
Vai bất động trong thời gian dài: Vì những lý do như sau phẫu thuật, bệnh nhân gãy xương, hay gặp phải những chấn thương khác khiến vai bị bất động trong một thời gian dài dẫn tới đông cứng khớp.
Bên cạnh đó, một số trường hợp mắc bệnh khác có thể là do rối loạn hệ miễn dịch hay nội tiết hoặc rối loạn thần kinh ở vùng vai.
4. Các phương pháp điều trị bệnh
Điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng cần một thời gian dài và sự kiên trì của người bệnh, quá trình điều trị bệnh có thể mất tới vài năm. Mục tiêu điều trị là giảm đau và phục hồi chức năng khớp vai.
Phát hiện càng sớm thì việc điều trị bệnh sẽ càng hiệu quả và dễ dàng hơn. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Điều trị bệnh bằng thuốc: Bệnh nhân có thể được kê một số loại thuốc uống chống viêm, giảm đau và sưng hoặc tiêm steroid hoặc cortisone trực tiếp vào khoang khớp vai của người bệnh nếu cần thiết.
Vật lý trị liệu: Khi đã sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn, đỡ đau hơn nhưng tầm vận động của khớp vai vẫn rất hạn chế vì bao khớp vẫn bị dính cứng và bó chặt vào khớp. Vì thế, vật lý trị liệu có thể là phương pháp hiệu quả trong thời gian này. Những bài tập cụ thể để kéo giãn sẽ giúp khả năng vận động của vai được phục hồi.
Phẫu thuật: Trong trường hợp các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, các bác sĩ có thể tính đến phương pháp phẫu thuật. Mục tiêu của phương pháp này là kéo dãn khớp vai để giải phóng bao khớp vai. Kéo giãn khớp vai cũng có thể được kết hợp với mổ nội soi khớp vai để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đa số bệnh nhân đều nhận được kết quả tích cực từ phương pháp này. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động của khớp vai. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và kiên trì tập luyện để đạt kết quả tốt.
Phần lớn bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng đều nhận được hiệu quả tích cực sau điều trị. Bệnh nhân giảm đau và hoạt động khớp vai tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sau vài năm điều trị khớp vai vẫn không thể hồi phục, vẫn có tình trạng cứng và đau nhức, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Sau điều trị nếu không chăm chỉ tập luyện và nghỉ ngơi đúng cách thì bệnh có thể tái phát ở một số trường hợp.
Nếu cảm thấy đau khớp vai hoặc gặp phải bất cứ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, bạn không nên chủ quan mà hay đi thăm khám sớm. Khám sớm, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đã có rất nhiều bệnh nhân được phát hiện kịp thời về căn bệnh này và nhận được hiệu quả điều trị tích cực. MEDLATEC là một lựa chọn hoàn hảo dành cho mọi khách hàng với chất lượng khám chữa bệnh tuyệt vời và một mức chi phí vô cùng hợp lý.
Bạn có thể gọi trực tiếp đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!