Các tin tức tại MEDlatec
Dịch bệnh bạch hầu lây qua đường nào và cách phòng ngừa hiệu quả
- 13/07/2020 | Bệnh bạch hầu - Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa hiệu quả
- 28/01/2021 | Mức độ nguy hiểm của dịch bạch hầu và cách phòng tránh
- 24/10/2020 | Các loại vắc xin bạch hầu và những vấn đề liên quan
1. Bác sĩ chỉ ra tác nhân gây dịch bệnh bạch hầu
Tác nhân gây bệnh bạch hầu là một loại vi khuẩn có tên là Corynebacte diphtheriae, chúng có 3 type có thể gây bệnh. Vi khuẩn này có hình thể đa dạng, kích thước dài khoảng 2 - 6 micromet.
Tác nhân gây bệnh bạch hầu là một loại vi khuẩn
Đặc điểm dịch tễ học của vi khuẩn gây bệnh bạch hầu như sau:
-
Có sức đề kháng cao, có thể tồn tại dài ngày trong môi trường ngoài cơ thể. Cụ thể, trên đồ vải vi khuẩn có thể sống đến 30 ngày, trong môi trường nước khoảng 20 ngày.
-
Nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và các chất hóa học: Dưới ánh sáng vi khuẩn sẽ chết sau vài giờ, thời gian tồn tại chỉ vài phút trong cồn hoặc ở nhiệt độ trên 60 độ C.
-
Có độc tính cao: vi khuẩn bạch hầu có thể tiết độc tố làm tổn thương cơ quan.
Với đặc điểm dịch tễ này, vi khuẩn bạch hầu có nguy cơ gây bệnh cao, từng trở thành dịch bệnh lan rộng khắp thế giới. Dấu hiệu bệnh bạch hầu dễ nhầm lẫn với bệnh lý cổ họng và cảm ốm thông thường nên dẫn đến can thiệp y tế chậm trễ, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
2. Dịch bệnh bạch hầu lây qua đường nào?
Ở người mắc bệnh, ổ chứa vi khuẩn bạch hầu thường là khu vực hầu họng. Đây cũng là nguồn truyền bệnh và gây lây nhiễm thành dịch. Thời gian lây truyền vi khuẩn không cố định, tùy theo thời gian người bệnh mang vi khuẩn bạch hầu, thường kéo dài đến 3 - 4 tuần.
Vi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại ngoài không khí
Vi khuẩn bạch hầu từ người bệnh có thể gây lây lan ra cộng đồng theo những con đường sau:
Lây nhiễm qua đường hô hấp
Đây là con đường lây bệnh bạch hầu phổ biến nhất. Người bệnh bạch hầu thường có triệu chứng đau, viêm họng và ho, khi ho vi khuẩn cũng vô tình theo không khí phát ra ngoài. Vi khuẩn bạch hầu có thời gian tồn tại lâu ngoài không khí hoặc bám vào vật dụng, gây lây nhiễm cho người lành khi tiếp xúc.
Lây nhiễm qua đường tiếp xúc
Vi khuẩn bạch hầu có thể bám vào vật dụng, đồ chơi, đồ dùng cá nhân của người bệnh, nhất là những người có tổn thương ngoài ra chứa dịch. Nếu người lành tiếp xúc với vi khuẩn này, chúng có thể xâm nhập gây bệnh qua da bị tổn thương và dẫn đến bệnh bạch hầu da.
Người mắc bệnh bạch hầu và cả những người đang và đã điều trị bệnh đều có thể mang vi khuẩn lây nhiễm ra cộng đồng. Mặc dù hiện nay, nguy cơ bùng dịch bạch hầu thấp đi do vắc xin tiêm phòng được sử dụng rộng rãi song bệnh vẫn đe dọa đến những trẻ nhỏ, người trưởng thành chưa có kháng thể.
Trẻ em chưa có kháng thể dễ mắc bệnh bạch hầu
3. Có thể phòng ngừa dịch bệnh bạch hầu như thế nào?
Việc phòng ngừa bệnh bạch hầu nói riêng và bệnh truyền nhiễm nói chung là biện pháp phòng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất. Với mức độ nguy hiểm và khả năng lây nhiễm của bệnh, Bộ Y tế đã đưa vắc xin bạch hầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng để mọi trẻ em có thể được tiêm phòng, tạo kháng thể chủ động chống lại bệnh.
Vì thế phụ huynh nên chủ động theo dõi và đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng hàng năm mà Bộ Y tế thực hiện. Những người trưởng thành chưa có kháng thể có thể chủ động đi tiêm phòng. Nếu từng tiêm phòng nhưng lượng kháng thể không đủ hoặc chuẩn bị đi tới vùng dịch, việc tiêm nhắc lại sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Bên cạnh tiêm vắc xin phòng bệnh, để ngăn chặn bệnh lây lan, dưới đây là 1 số biện pháp được khuyến cáo:
Tuyên truyền giáo dục về bệnh
Cả trẻ nhỏ, người trưởng thành đều nên nắm được thông tin cơ bản về bệnh bạch hầu như: dấu hiệu bệnh bạch hầu, nguyên nhân và nguy cơ lây lan, tiêm phòng vắc xin, cách phòng ngừa và điều trị,… Điều này giúp nâng cao ý thức của người dân, phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe tốt hơn trước vi khuẩn nguy hiểm này.
Tiêm phòng là cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất
Vệ sinh không gian sống
Không gian sống và sinh hoạt, nhất là không gian chung như: nhà ở, nhà trẻ, lớp học,… cần được vệ sinh thường xuyên. Môi trường thông thoáng, đủ ánh sáng tự nhiên khiến vi khuẩn bạch hầu không có khả năng tồn tại lâu và gây lây nhiễm.
Cách ly người bệnh
Người bệnh bạch hầu ngoài được chăm sóc y tế, điều trị bệnh tích cực thì cần cách ly riêng ngừa lây nhiễm.
Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân
Tiếp xúc, sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh là con đường lây truyền dễ dàng vi khuẩn bạch hầu cũng như nhiều vi khuẩn gây bệnh khác. Vì thế mỗi người nên hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân, nhất là với người có dấu hiệu bệnh. Với bệnh nhân bạch hầu, cần vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên đồ dùng cá nhân của họ bằng dung dịch sát khuẩn để tránh vi khuẩn lây lan rộng.
Đeo khẩu trang
Khi tiếp xúc với người bệnh, người có nguy cơ mắc bệnh thì việc đeo khẩu trang sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả. Lớp khẩu trang sẽ ngăn cách, giữ lại vi khuẩn có mặt trong không khí và từ đó giúp bảo vệ khỏi lây nhiễm bệnh.
Đeo khẩu trang giúp phòng các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa trên, nhất là tiêm phòng đầy đủ vắc xin sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ bản thân hiệu quả trước nguy cơ mắc bệnh bạch hầu. Dịch vụ tiêm chủng của Bệnh viện MEDLATEC hiện cũng đang cung cấp loại vắc xin này. Gọi điện ngay tới hotline 1900565656 nếu cần tư vấn về vắc xin và tiêm chủng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!