Các tin tức tại MEDlatec
Điểm danh dấu hiệu thiếu vitamin B7 điển hình nhất
- 02/12/2020 | Điểm danh ngay 6 vai trò, lợi ích của vitamin B6 đối với cơ thể
- 02/12/2020 | Dấu hiệu của người thiếu vitamin C và cách bổ sung
- 02/12/2020 | Mách bạn top 17 loại thực phẩm bổ sung Vitamin K phổ biến
1. Vitamin B7 là gì?
Vitamin B7 còn được nhiều người biết đến với cái tên Biotin hoặc vitamin H, một số ít thì biết đến nó qua cái tên coenzyme R. Thực tế, vitamin B7 là một thành viên của nhóm vitamin B. Ngoài vitamin B7, nhóm này còn có nhiều vitamin khác được đánh số từ B1 đến B12.
Vitamin B7 là một trong những vitamin nhóm B, rất cần thiết đối với cơ thể
Các vitamin nhóm B đều đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ các chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Vitamin B7 liên quan mật thiết đến sự phát triển của các tế bào. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích mọc tóc và giúp mái tóc óng mượt. Biotin còn liên quan đến vẻ đẹp của làn da nên nó được mệnh danh là vitamin của sắc đẹp. Ngoài ra, vitamin B7 cũng đóng vai trò hỗ trợ hoạt động của tuyến mồ hôi, hệ thần kinh và hệ xương.
2. Dấu hiệu thiếu vitamin B7
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình khi thiếu hụt vitamin B7:
2.1. Dấu hiệu trên tóc, da và móng
Vitamin B7 liên quan mật thiết đến tình trạng của tóc. Khi cơ thể thiếu vitamin B7, mái tóc của bạn sẽ gặp nhiều vấn đề như xơ, rối, đặc biệt là rất dễ gãy rụng và có thể gây ra hói đầu, thưa tóc. Đôi khi gầu cũng xuất hiện nhiều khi thiếu hụt vitamin này. Ngoài ra, móng cũng là một bộ phận có thể thể hiện tình trạng thiếu vitamin này rất rõ ràng. Bạn sẽ thấy móng của mình giòn hơn và không được chắc khỏe như bình thường.
Các dấu hiệu thiếu vitamin B7 có thể thấy trên da đó là khô, thiếu sức sống. Mụn có thể xuất hiện nhiều hơn khi làn da không được chăm sóc bởi "vitamin sắc đẹp'. Một số trường hợp nặng hơn có thể bị khô môi, nứt nẻ môi, bị phát ban đỏ đóng vảy ở vùng mũi, miệng.
Tóc xơ rối khi thiếu vitamin B7
2.2. Dấu hiệu thần kinh
Vitamin B7 còn đóng vai trò xúc tác và tham gia các phản ứng tổng hợp nên nhiều chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là serotonin - hormone hạnh phúc. Việc thiếu vitamin B7 sẽ khiến hệ thần kinh không được hỗ trợ kịp thời dẫn đến mệt mỏi, ủ rũ, buồn chán thậm chí là trầm cảm. Nhiều người bị chán ăn, mất ngủ thậm chỉ là xuất hiện ảo giác khi bị thiếu vitamin hụt B7.
Ngoài ra, một số dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu vitamin B7 đó là mắt đỏ, lưỡi đỏ và sưng đau. Các cơ cũng có dấu hiệu đau nhức không rõ nguyên nhân. Đôi khi, thiếu hụt biotin còn dẫn đến tê tay chân.
3. Vai trò của biotin đối với cơ thể
Mỗi vitamin, dưỡng chất đều có công dụng riêng. Khi vào cơ thể, mỗi dưỡng chất sẽ làm công việc chuyên biệt của mình và giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, ổn định.
Vitamin B7 cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của rất nhiều cơ quan.
3.1. Quá trình trao đổi chất
Trao đổi chất là hoạt động xảy ra liên tục trong cơ thể con người. Vitamin B7 cũng là chất xúc tác rất quan trọng trong các quá trình này. Nó xúc tác cho các phản ứng sinh học, các chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng và tổng hợp các chất cần thiết. Các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, lipit đều cần có vitamin B7 để có thể chuyển hóa được trong cơ thể.
Vitamin B7 giúp nuôi dưỡng tóc, da và móng
3.2. Nuôi dưỡng tóc, da, móng
Biotin được biết đến như một hoạt chất kích thích mọc tóc, giúp móng chắc khỏe và làm da mịn màng. Bổ sung đầy đủ vitamin B7 sẽ giúp mái tóc của bạn mọc thêm đáng kể. Và có thể bạn chưa biết điều này, vitamin B7 còn có tên là vitamin H, chữ H ở đây cũng có nghĩa là "Hair" trong tiếng Anh và đó cũng chính là từ Tóc trong tiếng Việt.
3.3. Cần thiết cho sự phát triển của bào thai
Vitamin nhóm B nói chung và vitamin B7 nói riêng đều quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Trong tháp dinh dưỡng bà bầu, vitamin B cũng được nhắc đến như một chất bổ sung thêm trong và sau thai kỳ.
Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin B7 cần có liều lượng phù hợp, bạn không được tự ý sử dụng thêm vitamin B7, nhất là trong khi mang thai. Hãy đảm bảo rằng bạn đã uống đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, nếu không được chỉ định hoặc cho phép bạn không nên lạm dụng thuốc hay thực phẩm chức năng chứa biotin trong thai kỳ.
Vitamin B7 rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
3.4. Vai trò khác
Tham gia vào hoạt động phân giải glycogen, tổng hợp glycogen, tổng hợp fatty acid, phân giải các chuỗi amino acid và fatty acid.
4. Ai có thể bị thiếu vitamin B7?
Nhiều bạn thắc mắc: tại sao thiếu vitamin B7? Nếu bạn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể thì khả năng bạn bị thiếu vitamin B7 là rất thấp. Tuy nhiên vẫn có những đối tượng dễ bị thiếu vitamin B7 như:
-
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
-
Bệnh nhân phải ăn thức ăn truyền qua ống trong thời gian dài.
-
Người bị suy dinh dưỡng.
-
Người giảm cân trong thời gian ngắn.
-
Thiếu vitamin do di truyền.
-
Người nghiện thuốc lá.
-
Người mắc bệnh tiểu đường.
-
Người thường ăn trứng gia cầm sống.
Những đối tượng này cần được bổ sung vitamin B7 để đảm bảo sức khỏe. Riêng trường hợp bị suy dinh dưỡng thì cần bổ sung đầy đủ tất cả các loại vitamin mà cơ thể còn thiếu. Hiện nay, vitamin nhóm B cũng đã được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng khuyến cáo dành cho bà bầu. Người bị tiểu đường cũng được cung cấp vitamin B7 trong thuốc uống hàng ngày.
Người nghiện thuốc lá dễ bị thiếu vitamin B7
Vitamin B7 là một vitamin rất cần thiết cho sự hoạt động của nhiều chức năng của cơ thể. Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ vitamin B7 để tránh trường hợp bị thiếu vitamin B7 kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý.
Bạn có thể tham khảo thêm những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B7 để bổ sung thêm vào thực đơn cho gia đình. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc, nhưng cần sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!