Các tin tức tại MEDlatec
Điều trị giãn dây chằng lưng như thế nào để đạt hiệu quả cao?
- 14/04/2021 | 6 dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau điển hình nhất
- 02/11/2020 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị giãn dây chằng
1. Các cấp độ của giãn dây chằng lưng
Giãn dây chằng có thể gặp ở nhiều vị trí chư chân, cánh tay, cổ,... Trong đó, thường gặp nhất là tình trạng giãn dây chằng lưng.
Giãn dây chằng lưng là tên gọi chung của tình trạng tổ chức gân, cơ, dây chằng bị tổn thương do căng giãn quá mức
Khi bị giãn dây chằng lưng, bệnh nhân sẽ được chia làm 2 cấp độ:
Giãn dây chằng nhẹ: ở cấp độ này, bệnh nhân sẽ thấy đau ở mức độ nhẹ, vận động vẫn bị hạn chế nhưng không quá ảnh hưởng. Sau vài ngày, dây chằng sẽ tự phục hồi, các triệu chứng đau và hạn chế vận động sẽ tự mất.
Giãn dây chằng nặng: lúc này, dây chằng bị tổn thương nặng, dẫn đến cơn đau dữ dội, người bệnh rất khó khăn trong di chuyển. Người bệnh cần được can thiệp kịp thời, tránh để dây chằng bị đứt hoặc diễn tiến nặng, dần trở thành giãn dây chằng mạn tính.
2. Nguyên nhân gây giãn dây chằng thắt lưng
Nguyên nhân dẫn đến dây chằng bị tổn thương, kéo giãn thường gặp là:
2.1. Làm việc sai tư thế, vận động mạnh
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giãn dây chằng lưng. Dây chằng rất dễ bị tổn thương, kéo giãn khi làm việc sai tư thế, lao động quá sức trong thời gian dài.
Làm việc sai tư thế, vận động mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giãn dây chằng lưng
2.2. Chấn thương vùng lưng
Dây chằng vùng lưng cũng có thể bị kéo giãn trong các trường hợp như va đập, ngã hoặc bị tai nạn. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp còn bị đứt dây chằng, việc điều trị bắt buộc phải mổ để nối lại, phục hồi hoạt động cho vùng lưng.
2.3. Tuổi tác
Cũng như các bộ phận khác, dây chằng sẽ bị lão hóa theo thời gian. Do đó, tuổi càng cao thì nguy cơ bị giãn dây chằng cũng càng cao. Khi bị giãn dây chằng, việc điều trị cũng khó khăn hơn ở người cao tuổi.
2.4. Mang thai
Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị giãn dây chằng lưng hơn người bình thường khác do vùng lưng phải chịu thêm lực từ thai nhi.
3. Nhận diện triệu chứng giãn dây chằng lưng điển hình
Dấu hiệu giãn dây chằng lưng khá giống với các bệnh lý xương khớp ở vùng lưng khác. Cụ thể:
Đau nhức vùng lưng
-
Người bệnh sẽ cảm thấy vùng lưng bị đau nhức, mức độ đau sẽ khác nhau tùy mức độ giãn của dây chằng, có thể là âm ỉ hoặc dữ dội.
-
Khi trời lạnh hoặc ẩm thấp, cơn đau nhức sẽ tăng lên.
-
Đôi khi cơn đau lan ra toàn thân, khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.
Hạn chế vận động
Vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế hơn, nhất là tư thế cúi gập hoặc xoay người. Tình trạng vận động bị hạn chế rõ nhất là vào buổi sáng, có thể phải xoa bóp mới cử động lại được bình thường.
4. Điều trị giãn dây chằng lưng như thế nào - bác sĩ Cơ - Xương - Khớp tư vấn
Phương pháp điều trị giãn dây chằng lưng như thế nào sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân,... Tuy nhiên, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa nếu dây chằng chỉ giãn ở mức độ nhẹ, có thể phục hồi. Nếu dây chằng bị giãn không thể phục hồi hoặc đứt, cần can thiệp ngoại khoa.
4.1. Nguyên tắc sơ cứu
Khi bị giãn dây chằng, việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh không tiến triển nặng hơn. Cụ thể cần lưu ý những điểm sau khi sơ cứu bệnh nhân bị giãn dây chằng:
Khi bị giãn dây chằng, việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh không tiến triển nặng hơn
-
Tránh cử động mạnh, tốt nhất nghi ngờ giãn dây chằng lưng thì người bệnh nên nằm ở tư thế ngửa để vùng lưng được thư giãn.
-
Không chườm nóng bởi chườm nóng có thể khiến dây chằng bị giãn hơn, làm tăng mức độ của bệnh.
-
Nên chườm đá ngay sau nghi dây chằng bị giãn.
4.2. Điều trị
Điều trị giãn dây chằng cần kết hợp nhiều biện pháp tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cụ thể tùy vào tình trạng bệnh của bạn.
Trong điều trị giãn dây chằng, có các biện pháp phổ biến là:
Dùng thuốc
Thuốc điều trị giãn dây chằng chủ yếu là điều trị triệu chứng, giúp giảm đau, chống viêm
Thuốc điều trị giãn dây chằng chủ yếu là điều trị triệu chứng, giúp giảm đau, chống viêm. Việc dùng thuốc cần tuân thủ chặt chẽ theo đơn của bác sĩ để cơn đau được kiểm soát hiệu quả cũng như tăng khả năng đàn hồi của dây chằng.
Điều trị ngoại khoa
Khi giãn dây chằng không đáp ứng với điều trị nội khoa, người bệnh vẫn xuất hiện cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Chườm lạnh
Chườm lạnh sẽ giúp cơ và dây chằng co lại cũng như giảm đau cho bệnh nhân. Việc chườm lạnh có thể thực hiện hàng ngày, mỗi ngày 30 phút đến khi dây chằng được phục hồi hoàn toàn.
Xoa bóp/ massage
Xoa bóp, massage giúp giảm đau, tăng lưu thông máu cũng như điều hòa khí huyết. Khi bạn bị giãn dây chằng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các động tác xoa bóp, massage để hỗ trợ cải thiện bệnh. Tuy nhiên, cần được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm, chuyên môn, tránh làm tình trạng giãn dây chằng nặng thêm do xoa bóp không đúng cách.
Tập Yoga
Các động tác Yoga giúp tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho gân cơ. Khi bị giãn dây chằng, bạn có thể tập Yoga để giảm tình trạng đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, các bài tập cần được chọn lựa phù hợp để tránh dây chằng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh các biện pháp trên, người bị giãn dây chằng lưng có thể kết hợp châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại,... để giảm tình trạng đau lưng và hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu cần tư vấn thêm, người bệnh có thể đến các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên toàn quốc, hoặc liên hệ tổng đài tư vấn tư khỏe 1900 56 56 56 để được hỗ trợ online 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!