Các tin tức tại MEDlatec
Dính khớp sọ ở trẻ: Nguyên nhân gây nên, phương pháp chẩn đoán và điều trị
- 22/01/2025 | Cách chăm sóc người bệnh sau chấn thương sọ não
- 12/02/2025 | Theo dõi chấn thương sọ não trong bao lâu và theo dõi trên phương diện nào?
- 30/05/2023 | Cấu trúc hộp sọ người và một số vấn đề thường gặp
1. Nguyên nhân nào gây dính khớp sọ ở trẻ em?
Khớp sọ bình thường sẽ cài vào nhau ở giai đoạn trẻ được 2 - 4 tuổi và đến sau 20 tuổi, chúng mới dính với nhau hoàn toàn. Dính khớp sọ ở trẻ thường xảy ra từ giai đoạn bào thai, khi các đường khớp sọ dính vào nhau. Có 2 cơ chế chính gây nên bệnh lý này:
- Bệnh lý ở xương sọ
Dính khớp sọ nguyên phát khiến hộp sọ của trẻ bị biến dạng. Trường hợp này, hộp sọ phát triển bù trừ hoặc song song với khớp bị dính.
- Bệnh lý ở não bộ
Mắc phải bệnh lý ở não bộ có thể khiến khớp sọ đóng sớm hơn bình thường. Đây là trường hợp dính khớp sọ thứ phát, khiến não bộ của trẻ không có đủ không gian phát triển, gây ra tật đầu nhỏ.
Hình ảnh giúp hình dung về dính khớp hộp sọ ở trẻ
2. Chẩn đoán và điều trị dính khớp sọ ở trẻ như thế nào?
2.1. Chẩn đoán
Trẻ bị dính khớp hộp sọ thường có sự phát triển không đều của các mảnh xương sọ khiến cho đầu có hình dạng khác thường. Khi não không có đủ không gian phát triển, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng nôn mửa, mất ngủ, tăng trưởng chậm,... gặp vấn đề về nhận thức.
Đối với trường hợp này, để chẩn đoán dính khớp sọ ở trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định Chụp CT-Scanner tái tạo hộp sọ 3 chiều để thu nhận hình ảnh chi tiết về cấu trúc sọ, xác định vị trí và mức độ dính khớp. Hình ảnh dính khớp sọ ở trẻ trên phim chụp cho thấy các đường khớp sọ bị dính và hộp sọ biến dạng.
Ngoài ra, nếu cần thiết, bác sĩ cũng sẽ chỉ định chụp MRI để đánh giá mô mềm xung quanh xương sọ, xác định các biến chứng tiềm ẩn.
Chụp CT-Scanner công nghệ cao giúp bác sĩ chẩn đoán đúng dính khớp hộp sọ ở trẻ
2.2. Điều trị
Phẫu thuật dính khớp sọ ở trẻ càng được thực hiện sớm càng giảm thiểu tính phức tạp trong quá trình điều trị, giảm biến chứng về sau, nhất là những biến chứng liên quan đến sự phát triển của não bộ và khuôn mặt.
Phương pháp điều trị chính đối với bệnh lý này là phẫu thuật cắt bỏ đường khớp bị dính sau đó tạo hình lại hộp sọ, giải phóng sự chèn ép để não có không gian phát triển. Đây là cuộc đại phẫu, đòi hỏi sự thực hiện của bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ đầy đủ của hệ thống máy móc hiện đại, trong điều kiện môi trường y tế vô trùng tuyệt đối.
Trẻ bị dính khớp sọ tốt nhất nên được phẫu thuật vào thời điểm 3 - 8 tháng tuổi. Lúc này xương sọ trẻ còn mỏng nên tình trạng biến dạng chưa nhiều, việc phẫu thuật uốn nắn cũng dễ dàng hơn. Phẫu thuật ở độ tuổi này xương phát triển nhanh nên có triển vọng cho sự phát triển não bộ. Nếu trẻ phẫu thuật sau 12 tháng tuổi thì quy trình điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Có 2 phương pháp phẫu thuật dính khớp sọ ở trẻ, đó là:
- Phẫu thuật mổ mở
Trẻ sẽ được bác sĩ rạch da da đầu từ vị trí của tai bên này sang tai bên kia sau đó bóc tách da đầu để hộp sọ lộ ra. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để cố định hộp sọ sau đó phục hình lại phần xương sọ bị tổn thương. Trong quá trình phẫu thuật, trẻ cần được truyền máu liên tục để đảm bảo an toàn.
Phương pháp này chỉ áp dụng với trẻ dưới 6 tháng. Phẫu thuật được thực hiện bằng cách tạo vết rạch nhỏ trên da đầu của trẻ, tại vùng khớp bị dính sau đó bác sĩ sử dụng công cụ nội soi chuyên dụng để quan sát và tiến hành mở khớp dính để não có không gian phát triển.
Phẫu thuật điều trị dính khớp sọ ở trẻ cần được tiến hành sớm theo chỉ định của bác sĩ
3. Lưu ý đối với trẻ bị dính khớp sọ
3.1. Theo dõi và phát hiện bệnh để can thiệp sớm
Như đã nói đến ở trên, phát hiện sớm dấu hiệu của dính khớp sọ ở trẻ sẽ giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì thế, nếu trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu cha mẹ phát hiện sự khác biệt về hình dạng đầu hay thấy con có những thay đổi về hành vi và phản xạ theo hướng bất thường thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám chuyên khoa. Đây là cách giúp trẻ được chẩn đoán đúng và không bỏ qua giai đoạn tốt nhất để điều trị.
3.2. Chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật
Trường hợp trẻ đã được phẫu thuật điều trị dính khớp sọ, sau khi trẻ xuất viện, cha mẹ cần lưu ý:
- Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ theo hướng dẫn từ chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị. Đây là việc làm cần được quan tâm để hệ miễn dịch của trẻ được cải thiện, tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật.
- Cho trẻ đi khám sức khỏe theo đúng lịch hẹn từ bác sĩ, nhất là những tháng đầu sau phẫu thuật. Trong các lần tái khám, trẻ sẽ được kiểm tra hình ảnh để đánh giá tiến triển của hộp sọ từ đó giúp bác sĩ theo dõi mức độ cải thiện, kịp thời điều chỉnh phương án hỗ trợ điều trị nếu cần.
- Theo dõi quá trình phục hồi của trẻ, ghi lại các triệu chứng, sự thay đổi về hành vi và các phản ứng của trẻ sau mỗi lần khám định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ biến chứng bất thường.
Dính khớp sọ ở trẻ là bệnh lý nguy hiểm, điều trị phức tạp và cần được can thiệp sớm cũng như theo dõi lâu dài. Vì thế, nếu có nghi ngờ dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển não bộ của trẻ, cha mẹ có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56. Qua những kiểm tra cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và định hướng điều trị tốt nhất cho trẻ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!