Các tin tức tại MEDlatec
Fenofibrate là thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng
- 18/12/2024 | Thuốc xịt mũi Ospay: Tham khảo lợi ích và hướng dẫn sử dụng
- 19/12/2024 | Bromelain là thuốc gì? Cách dùng ra sao?
- 22/12/2024 | Đau gót chân tự mua thuốc uống tại nhà không khỏi, đến MEDLATEC phát hiện viêm xương tủy xương
- 22/12/2024 | Thuốc huyết áp Coveram: Chi tiết thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng
- 23/12/2024 | Melatonin là gì? Thuốc trị mất ngủ, bổ sung lượng hormone cần thiết
1. Tìm hiểu chung về thuốc Fenofibrate
Thuốc Fenofibrate chứa thành phần hoạt chất Fenofibrat, được xếp vào nhóm dược phẩm Fibrat hay thuốc giúp hạ Lipid máu. Dạng bào chế phổ biến của loại thuốc này là dạng viên nén và dạng viên nang. Trong đó:
- Dạng viên nén: Hàm lượng từ 40mg đến 160mg.
- Dạng viên nang: Hàm lượng từ 43mg đến 267mg.
Thuốc Fenofibrate viên nén hàm lượng 160mg
2. Công dụng chính của thuốc Fenofibrate
Công dụng chính của Fenofibrate là giảm lipoprotein tỉ trọng thấp (VLDL và LDL), cải thiện sự phân bố cholesterol trong huyết tương bằng cách làm giảm tỉ lệ cholesterol toàn phần/HDL cholesterol. Ngoài ra Fenofibrat còn kích hoạt yếu tố sao chép PPARα làm giảm triglycerid và LDL nhỏ, kích hoạt men lipase làm tăng ly giải mỡ và tăng sự lọc của những hạt lipoprotein giàu triglyceride. Do đó fenofibrat có thể làm giảm cholesterol máu từ 20-25% và làm giảm triglycerid máu từ 40 – 50%.
3. Chống chỉ định và chỉ định
3.1. Chỉ định
Những đối tượng thường được chỉ định dùng thuốc Fenofibrate bao gồm:
- Người bị Cholesterol trong máu cao.
- Người có hàm lượng chất béo trung tính trong máu ở mức cao.
- Người có Cholesterol cao, đồng thời chất béo trung tính cũng cao.
- Người có mức Cholesterol HDL thấp.
- Người bị tăng Lipid type IIa, IIb, III, IV và V đã điều chỉnh chế độ ăn uống nhưng không mang lại nhiều hiệu quả.
Người Cholesterol cao có thể được chỉ định dùng Fenofibrate
3.2. Chống chỉ định
Fenofibrate cần được sử dụng một cách cẩn trọng. Nhóm đối tượng không nên dùng loại thuốc này là:
- Người bị thiếu máu.
- Người bị giảm tiểu cầu.
- Người có lượng bạch cầu hạt, bạch cầu ở mức thấp.
- Người mắc bệnh cơ.
- Người bị tắc nghẽn mạch máu do sự hình thành của khối máu đông.
- Người mắc bệnh lý về túi mật, gan.
- Người bệnh suy gan, suy thận nặng.
- Người bị viêm đường mật nguyên phát.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.
Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú không nên dùng
4. Cách dùng và liều dùng
4.1. Cách dùng
Fenofibrate nên được dùng điều trị cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống giảm tiêu thụ lipid. Thuốc Fenofibrate cần uống cùng thức ăn nhằm tăng hiệu quả. Dạng bào chế của loại thuốc này là dạng viên nén và viên nang nên mọi người sẽ bổ sung theo đường uống.
4.2. Liều dùng
4.2.1. Ở người trưởng thành
- Đối với dạng viên nang: Liều lượng 200mg uống 1 lần/ngày. Sau đó, liều lượng sử dụng có thể thay đổi phụ thuộc vào khả năng dung nạp của cơ thể.
- Với dạng bào chế không vi hạt: Liều lượng khởi đầu vào khoảng 200 đến 300mg/ngày.
- Với dạng chế phẩm có sinh khả dụng cải tiến: Liều lượng áp dụng là từ 40 đến 160mg/ngày.
4.2.2. Ở trẻ em
Ở trẻ em, liều lượng sử dụng Fenofibrate cũng dựa theo từng dạng điều chế. Trong đó với dạng vi hạt chuẩn, trẻ có thể dùng theo liều lượng 67mg. Trẻ từ 4 đến 15 tuổi, liều dùng không nên vượt quá 5mg/kg/ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể dùng liều cao hơn nhưng phải có chỉ định của bác sĩ. Còn với trẻ trên 15 tuổi, liều dùng áp dụng tương tự như người trưởng thành.
Nhìn chung, hướng dẫn về liều lượng dùng Fenofibrate cho trẻ nhỏ vẫn hạn chế. Tùy thuộc theo tình trạng bệnh lý của trẻ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn sao cho phù hợp.
5. Tác dụng phụ có thể xuất hiện khi dùng Fenofibrate
5.1. Tác dụng phụ hay gặp
Những tác dụng phụ hay gặp ở người dùng thuốc Fenofibrate phải kể đến là:
- Đau bụng.
- Rối loạn tiêu hóa biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng, tiêu chảy.
- Đau nhức cơ.
- Đau nhức đầu.
- Viêm mũi.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý về hô hấp.
- Chỉ số Aminotransferase tăng,...
Đau bụng là tác dụng phụ khi xuất hiện ở người dùng thuốc Fenofibrate
5.2. Tác dụng phụ ít gặp
- Chức năng tình dục bị rối loạn.
- Ngứa ngáy, nổi mề đay, ra phát ban.
- Xuất hiện sỏi thận.
- Viêm tụy.
- Huyết khối gây tắc mạch.
- Mắt bị kích ứng.
- Dễ nhạy cảm với ánh sáng.
- Đầy bụng, đau bụng.
- Biểu hiện triệu chứng như bị cúm,…
5.3. Tác dụng phụ hiếm gặp
- Xuất hiện sỏi mật đường.
- Lượng tiểu cầu giảm.
- Liệt dương, suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới.
- Thiếu máu.
- Mất ngủ.
Trường hợp nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, sưng ngứa ở vùng mặt, cổ hoặc lưỡi,... bạn cần thông báo tình hình cho bác sĩ để được can thiệp y tế kịp thời.
Phần liệt kê trên đây chưa phải là tất cả tác dụng phụ người dùng có thể gặp phải khi dùng thuốc Fenofibrate. Vì vậy nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, bạn cũng nên thận trọng theo dõi, trao đổi kịp thời với bác sĩ.
6. Lưu ý chung khi sử dụng Fenofibrate
6.1. Sự tương tác của thuốc
Khả năng tương tác khiến hoạt tính của thuốc bị thay đổi, làm người dùng dễ gặp phải tác dụng phụ hơn. Do đó, bạn nên liệt kê toàn bộ những loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, thực phẩm chức năng đang dùng để bác sĩ nắm rõ.
Bạn không nên dùng cùng lúc Fenofibrate với thuốc chứa thành phần Axit Fenofibric
Theo phân tích, Fenofibrate có thể tương tác với các thuốc chống đông máu, thuốc ức chế HMG-CoA reductase,... Ngoài ra, bởi gần tương tự như Axit Fenofibric nên mọi người không nên dùng chung Fenofibrate với thuốc chứa thành phần Axit Fenofibric.
6.2. Những lưu ý chung khác
Sau đây là một vài lưu ý cho bạn cần ghi nhớ trước khi được kê đơn dùng Fenofibrate:
- Trường hợp đang dùng những loại thuốc giảm Cholesterol khác, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc có khả năng liên kết cùng Fenofibrate, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ cũng như tăng nặng các tác dụng không mong muốn.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Bạn nên cố định thời gian dùng thuốc trong ngày để không bị quên liều.
- Nên làm xét nghiệm kiểm tra Cholesterol/Triglycerid; xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, thận; xét nghiệm công thức máu thường xuyên để kiểm tra hiệu quả khi dùng thuốc hoặc phát hiện sớm bất thường.
Lưu ý rằng toàn bộ hướng dẫn về liều lượng sử dụng, cách dùng Fenofibrate và các thông tin liên quan khác được MEDLATEC tổng hợp trong bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, không thể thay thế cho tư vấn của thầy thuốc chuyên môn. Chính vì lẽ đó, bạn không nên tự ý dùng Fenofibrate tại nhà nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc Fenofibrate theo đúng hướng dẫn sẽ giúp kiểm soát phần nào lượng Cholesterol trong cơ thể trong cơ thể. MEDLATEC hy vọng thông qua chia sẻ trong bài viết này, bạn đã biết thêm chút thông tin cần thiết về thuốc Fenofibrate. Nếu cần đặt lịch thăm khám sức khỏe, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!