Các tin tức tại MEDlatec

Giải đáp nỗi lo: tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngày 27/08/2021
Mức độ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 ở phụ nữ mang thai và những đối tượng bình thường khác là như nhau. Tuy nhiên, khả năng chống chịu bệnh của thai phụ lại thấp hơn rất nhiều. Vì thế, nữ giới đang có thai trên 13 tuần được xếp vào nhóm đối tượng được tiêm vắc xin. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi liệu tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Tại sao phụ nữ mang thai mắc COVID-19 dễ gặp biến chứng nặng hơn người bình thường?

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều, kèm với đó hệ miễn dịch cũng suy giảm. Không những thế, tử cung của phụ nữ mang thai ngày càng to hơn, nâng cơ hoành lên gây chèn ép phổi. Chúng cản trở quá trình vận chuyển oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể, do đó phụ nữ mang thai có nhu cầu cần oxy cao hơn.

Ngoài ra, với những phụ nữ đang mang trong mình một số căn bệnh nền như huyết áp, béo phì, đái tháo đường, các bệnh mạn tính khác,... bệnh sẽ xuất hiện biến chứng nặng và nhanh hơn gấp nhiều lần.

Chính vì những lý do này mà ở phụ nữ mang thai khi mắc phải virus SARS-CoV-2 tính mạng cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa.

Do đó, việc chăm sóc và phòng bệnh cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ là điều cực kỳ quan trọng. Một trong những phòng bệnh hiệu quả tạm thời là tiêm vắc xin cho những bà mẹ đã được thăm khám kỹ lưỡng. Bởi lẽ, đại dịch này chỉ mới xuất hiện kể từ năm 2019, nên chưa có quá nhiều nghiên cứu chính xác cho việc tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không.

So với những phụ nữ bình thường khi mắc phải virus SARS-CoV-2 thì tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi nguy cơ bị đe dọa nhiều hơn

2. Tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đã có một số nghiên cứu về việc lấy mẫu nước ối ở phụ nữ sau sinh, máu ở tĩnh mạch rốn, hoặc các mẫu bệnh phẩm trong bánh nhau để tìm kiếm sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 bên trong. Kết quả hầu như bằng 0. Do đó, có thể nói rằng khả năng xuất hiện virus này trong buồng ối em bé là rất thấp.

Ở giai đoạn từ lúc hình thành đến 12 tuần đầu, quá trình trao đổi giữa mẹ và thai nhi còn hạn chế do đó khả năng lây nhiễm dịch bệnh cũng không cao. Tuy nhiên nếu chẳng may xảy ra, thì khả năng đe dọa đến thai nhi rất cao. Bởi lẻ tại những thời điểm này, các cơ quan của thai nhi chưa được hoàn thiện hoặc chỉ đang trong quá trình hoàn thiện.

Sau 13 tuần tuổi, quá trình trao đổi và tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi bắt đầu tăng dần, dẫn đến khả năng lan truyền virus từ mẹ sang thai nhi tăng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, khả năng đe dọa đến thai nhi lại không cao nhờ hầu hết các cơ quan trong cơ thể bé đã hình thành.

Từ những nhận định trên, mặc dù khả năng lây truyền và tác động của virus từ mẹ sang thai nhi không đáng lo. Nhưng chúng ta cũng biết, đây không phải là yếu tố duy nhất để bảo vệ cả mẹ và thai nhi an toàn trong cơn đại dịch này.

Việc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai chưa được nghiên cứu. Thế nhưng, theo những nhận định ở nhiều quốc gia bùng dịch trên thế giới, việc tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho phụ nữ mang thai đem lại nhiều lợi ích hơn so với những rủi ro mà chúng mang lại.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo rằng, việc tiêm phòng vắc xin cho những đối tượng trên nên thực hiện sau khi bào thai được 13 tuần tuổi. Bởi lẽ, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định tính vô hại của chúng đối với bào thai dưới 12 tuần.

Tuy chưa thể khẳng định liệu tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định được: tiêm vắc xin ở giai đoạn 13 tuần tuổi sẽ giúp bé sớm nhận được kháng thể từ mẹ qua nhau thai. Chúng là những yếu tố có khả năng bảo vệ bé an toàn với những yếu tố nguy hiểm xung quanh vào những tháng đầu sau khi sinh.

Tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

3. Những lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19 cho phụ nữ trước và sau sinh

Việc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai là hoàn toàn hợp lý, không những bảo vệ được mẹ và cho cả đứa trẻ sau này. Tuy nhiên, cần kiểm tra thăm khám kỹ càng cho cả mẹ và bé trước khi tiêm. Hơn hết, việc lựa chọn loại vắc xin để tiêm mẹ bầu nên tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Đối với những mẹ bầu mắc bệnh nền, việc tiêm phòng vắc xin càng được siết chặt và kiểm soát nhiều hơn.

Tuy nhiên đối với những phụ nữ có nguy cơ dễ bong nhau non, co giật hoặc các bệnh tai biến sản khoa không nên tiêm hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.

Sau khi tiêm, thường xuyên theo dõi biểu hiện của cơ thể và báo cáo ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào.

Nghiêm túc thực hiện những biện pháp phòng đại dịch COVID-19 bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi

4. Hãy phòng bệnh ngay từ bây giờ

Cho dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì việc bảo vệ bản thân trước khi virus xâm nhập luôn là điều được ưu tiên hàng đầu. Mỗi cá nhân cần tuân thủ theo quy tắc 5K do Bộ Y tế đưa ra để giảm thiểu khả năng xâm của virus vào cơ thể:

Khẩu trang

Mẹ bầu nhất định phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thậm chí là tiếp xúc xa với mọi người xung quanh. Đừng quên thường xuyên thay mới khẩu trang, vức khẩu trang đã sử dụng đúng nơi.

Khử khuẩn

Rửa tay, những vật dụng sử dụng thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Khoảng cách

Mẹ bầu cần giữ khoảng cách khi giao tiếp với mọi người tối thiểu 2m.

Không tập trung đông người

Virus này có khả năng lây lan khi bạn tiếp xúc với người bệnh qua việc tiếp xúc cơ thể. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường mặt mũi miệng,... khi vô tình tay bạn có chưa virus.

Khai báo y tế

Nên thực hiện khai báo khi cần thiết, vừa giúp mọi người xung quanh vừa giúp bản thân mẹ bầu phát hiện sớm nếu chẳng may tiếp xúc với người bệnh.

Bên cạnh đó, để phòng bệnh hiệu quả hơn, bớt nỗi lo lắng về vấn đề tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không, trong giai đoạn này mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch bằng cách:

  • Xây dựng và duy trì một khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu.

  • 2 - 2.5 lít là lượng nước cần thiết mỗi ngày cho bất kỳ mẹ bầu nào.

  • Loại bỏ các yếu tố có nguy cơ gây stress ở mẹ bầu, ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng, tăng cường lưu thông và tuần hoàn máu, giữ tâm trí luôn luôn lạc quan, thoải mái.

Xây dựng khẩu phần ăn đủ dưỡng chất đánh tan nỗi lo tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không - một câu hỏi đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, ở thời điểm đại dịch khó kiểm soát như hiện tại, mẹ bầu cần khẩn trương và nghiêm túc thực hiện tốt các biện phòng bệnh do Bộ Y tế đề xuất.

Chúc mẹ và thai nhi an toàn, mạnh khỏe trong mùa dịch!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.