Tin tức
Hỏi đáp: Khi nào nên xét nghiệm kháng thể COVID-19?
- 06/05/2020 | Kháng thể - lớp “tường thành” bảo vệ cơ thể vững chắc
- 25/08/2021 | Xét nghiệm kháng thể COVID-19 và những thắc mắc liên quan
- 22/05/2020 | Tầm quan trọng của kháng thể IgM trong hệ thống miễn dịch
1. Khi nào nên xét nghiệm kháng thể COVID-19?
Xét nghiệm kháng thể có ý nghĩa lớn trong công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay. Vậy, khi nào nên xét nghiệm kháng thể COVID-19? Nhiều người vẫn chưa biết thời điểm thích hợp để làm xét nghiệm này.
Người đang bị bệnh hoặc mới nghi nhiễm:
Đối với những người đang bị bệnh, đã xuất hiện triệu chứng trong vòng 2 tuần hoặc mới bị bệnh gần đây, nếu tiến hành xét nghiệm kháng thể COVID-19 sẽ không cho kết quả chính xác. Điển hình là, trong một số trường hợp cho kết quả âm tính giả, trong khi thực tế người lấy mẫu đã bị nhiễm virus sau đó.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng âm tính giả là: thời điểm thực hiện xét nghiệm quá sớm, hệ miễn dịch chưa tạo ra đủ lượng kháng thể, bộ kit sử dụng không đủ độ nhạy. Do đó, kết quả của xét nghiệm này không thể khẳng định bạn có mắc bệnh hay không. Thay vì vậy, bạn nên thực hiện xét nghiệm RT-PCR để chẩn đoán sự có mặt của virus SARS-CoV-2.
Xét nghiệm kháng thể không dùng để khẳng định một người có đang mắc COVID-19 hay không
Người đã tiêm vắc xin:
Đối với những người đã tiêm phòng vắc xin, thời điểm phù hợp để thực hiện xét nghiệm kháng thể COVID-19 là sau 28 ngày tính từ lúc tiêm mũi 1 và trong khoảng 14 - 28 ngày sau khi tiêm mũi 2. Bởi vì, lúc này cơ thể đã sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Sau khi xét nghiệm, bạn sẽ biết được cơ thể mình có kháng thể hay là không. Nếu có, thì nồng độ kháng thể đạt bao nhiêu. Từ những kết quả này, bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng sinh kháng thể và khả năng đáp ứng vắc xin của cơ thể. Do đó, phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi đến nhiều người trong thời gian sắp tới.
2. Nên xét nghiệm kháng thể COVID-19 ở đâu
Vậy nên tiến hành xét nghiệm kháng thể COVID-19 ở đâu để mang lại kết quả chính xác? Bạn nên lựa chọn xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, được Bộ Y tế cấp phép thực hiện, có đầy đủ trang thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình xét nghiệm.
Để bảo vệ mình và giảm thiểu nguy bị cơ lây nhiễm virus, bạn nên tuân thủ nghiêm chỉnh quy tắc 5K và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch khi đến cơ sở xét nghiệm.
Để bảo vệ mình và giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm virus, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng chống dịch khi đến cơ sở xét nghiệm
3. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến xét nghiệm kháng thể COVID-19
Những thắc mắc liên quan đến phương pháp xét nghiệm kháng thể COVID-19 sẽ được giải đáp một cách chi tiết. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 có cần lấy máu không?
Để thực hiện xét nghiệm kháng thể COVID-19, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn, bằng cách chích lấy máu ở đầu ngón tay hoặc tại tĩnh mạch trên cánh tay. Sau đó, bác sĩ sẽ ghi rõ họ tên và chuyển mẫu máu đến phòng thí nghiệm, để tiếp tục quy trình xét nghiệm.
Để thực hiện xét nghiệm kháng thể COVID-19, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn, bằng cách chích lấy máu ở đầu ngón tay hoặc tại tĩnh mạch trên cánh tay
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 có nên nhịn ăn?
Khi xét nghiệm kháng thể, nhiều người vẫn luôn thắc mắc có nên nhịn ăn hay là không? Để đảm bảo kết quả chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn trước khi lấy máu từ 4 - 6 giờ.
Bởi vì, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành đường glucose. Chúng được hấp thụ tại ruột và tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Lúc này, các chỉ số mỡ trong máu hoặc lượng đường trong máu sẽ thay đổi. Do đó, việc ăn uống trước khi lấy máu sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.
Tốt nhất, bạn nên liên hệ bệnh viện để được hướng dẫn về quy trình thực hiện cũng như các yêu cầu của bác sĩ.
Kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính có ý nghĩa gì?
Khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích và trao đổi thông tin với bạn. Nếu kết quả là dương tính thì trong máu của bạn lúc này đã có kháng thể. Điều này cho biết khả năng đáp ứng của cơ thể bạn với vắc xin và lượng kháng thể được tạo ra. Hoặc trước đó bạn đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Nếu cơ thể không có biểu hiện của COVID-19, chưa tiêm phòng vắc xin nhưng vẫn tìm thấy kháng thể trong máu, thì có thể bạn đã bị lây nhiễm không triệu chứng. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp cho kết quả dương tính giả, có nghĩa trong cơ thể không có sự tồn tại của virus gây bệnh.
Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì trong máu của bạn lúc này đã có kháng thể
Kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính, có được coi là miễn dịch với COVID-19?
Mặc dù kết quả xét nghiệm kháng thể là dương tính, nhưng không có nghĩa là bạn đã có miễn dịch hoàn toàn với COVID-19. Bởi vì, nồng độ kháng thể sinh ra trong máu có thể chưa đủ để bảo vệ bạn khỏi sự xâm nhập của virus. Hoặc nếu đủ thì nồng độ này chỉ duy trì trong một thời gian. Do đó, bạn có thể bị tái nhiễm trở lại khi tiếp xúc với người bệnh.
Vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Kết quả xét nghiệm kháng thể âm tính có ý nghĩa gì?
Kết quả xét nghiệm là âm tính, có nghĩa trong máu của bạn không có kháng thể. Điều này chứng tỏ, bạn không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trước đó. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cho kết quả âm tính giả.
Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết bạn đã biết được khi nào nên xét nghiệm kháng thể COVID-19. Nếu đã có kháng thể chống virus trong máu, bạn cũng không nên chủ quan. Hãy bảo vệ mình bằng các biện pháp phòng, chống dịch do Bộ Y tế khuyến cáo. Ngoài ra, bạn có thể nâng cao sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống giàu vitamin C kết hợp với tập thể dục đều đặn. Ngược lại, nếu chưa có kháng thể bạn nên thực hiện tiêm chủng khi có điều kiện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!