Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp thắc mắc: Lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?
- 05/10/2020 | Giải tỏa lo lắng kiểm tra HIV nhờ dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
- 13/10/2020 | Khám phụ khoa có đau không - vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng
- 26/04/2021 | Cha mẹ lo lắng: Cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng?
- 01/04/2021 | Phụ nữ có thai bị Rubella có nguy hiểm không - nỗi lo lắng của nhiều thai phụ
1. Khi nào lo lắng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể?
Lo lắng ảnh hưởng xấu đến cơ thể khi nào? Đó là khi bạn rơi vào tình trạng bị lo lắng thái quá và kéo dài. Tức là bạn đã bắt đầu không ngừng suy nghĩ tiêu cực về một vấn đề gì đó. Và bạn sợ điều xấu ấy sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Lo lắng thái quá là khi bạn không ngừng suy nghĩ tiêu cực về 1 vấn đề xấu nào đó và bạn sợ điều xấu ấy thành hiện thực
Tình trạng này có thể xuất hiện được vài tuần nhưng bạn không có cách nào thoát ra được. Lo lắng thái quá có thể khiến bạn bị rối loạn lo âu, mệt mỏi cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chính bạn cũng nhận thấy điều này đang ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình.
Vậy thực sự lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?
2. Lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào - 9 bộ phận bị ảnh hưởng
Lo lắng thái quá ảnh hưởng đến cả cơ thể, trong đó 9 bộ phận này rất đáng báo động:
Lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?
2.1. Lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào - Hệ thần kinh
Cấu tạo của hệ thần kinh bao gồm: não bộ, dây thần kinh, tủy sống và các tế bào thần kinh. Việc bạn lo lắng tiêu cực trong thời gian dài khiến hệ thần kinh sản sinh ra số lượng lớn hoocmon căng thẳng.
Nên lúc nào bạn cũng cảm thấy bất an, tim đập nhanh, hơi thở dồn dập, chân tay rã rời,... Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tim, các mạch máu, hệ cơ và nhiều bộ phận khác.
Lo lắng thái quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh
2.2. Cơ bắp
Khi bạn suy nghĩ quá nhiều và mệt mỏi vì một vấn đề nào đó, hệ cơ ở cổ và vai gáy có nguy cơ căng cứng khiến bạn bị đau đầu vì căng thẳng hoặc đau nửa đầu, đau cổ vai gáy,... Bạn nên thường xuyên xoa bóp vai gáy, thư giãn, hít thở sâu hoặc tập yoga có thể cải thiện được tình hình.
2.3. Nhịp thở
Lời giải đáp tiếp theo cho thắc mắc lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào chính là "nhịp thở". Khi bạn suy nghĩ tiêu cực lâu ngày, sợ hãi điều bất ổn nào đó sắp xảy ra bạn thường thở dài, thở sâu hoặc có thể nhịp thở trở nên ngắn hơn bình thường.
Bạn có thể mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn nếu bản thân lo âu quá mức
Mặc dù việc tăng giảm nhịp thở không gây đau đớn gì nhưng về lâu dài nếu tình trạng này không được cải thiện thậm chí nghiêm trọng hơn bạn có thể bị các bệnh lý về hô hấp như: bệnh phổi, bệnh hen suyễn và nhiều bệnh lý khác.
2.4. Tim mạch
Việc bạn lo lắng, bất an quá mức sẽ hình thành nhiều hơn các hoocmon căng thẳng khiến tim đập loạn nhịp và khó khăn hơn. Nếu bạn để tình trạng này dai dẳng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của hệ tim mạch gây nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn nhịp tim, suy tim, cao huyết áp.
Trường hợp xấu nhất nếu bạn còn lo lắng thái quá, hệ tim mạch dần dần suy giảm chức năng còn khiến bạn mắc các bệnh như: xơ vữa thành động mạch, tăng lượng cholesterol xấu và một số bệnh lý khác viêm mạch máu. Trường hợp xấu nhất là bạn có thể bị đột quỵ.
Lo lắng lâu ngày kích thích hoocmon căng thẳng phát triển ảnh hưởng đến hệ tim mạch
2.5. Đường huyết
Lo lắng thái quá lâu ngày khiến lượng hoocmon căng thẳng gia tăng đáng kể. Trong khi đó hoocmon căng thẳng lại cung cấp cho cơ thể năng lượng dưới dạng đường huyết.
Nếu bạn thoát khỏi tình trạng lo lắng, bất an thì lượng đường huyết này có thể được đào thải khỏi cơ thể. Nhưng nếu tiếp tục lo lắng tiêu cực, lượng đường huyết tích tụ lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, bệnh thận hoặc đột quỵ.
2.6. Lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào - Hệ miễn dịch
Bạn chẳng bao giờ nghĩ rằng việc lo lắng tiêu cực lâu ngày lại ảnh hưởng được đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhưng xét về góc độ y học thì đây lại là sự thật.
Lo lắng thậm chí chán nản hoặc tức giận rất dễ khiến bạn nhiễm nhiều bệnh lý như: bệnh zona, bệnh cúm hoặc bị mụn rộp. Đồng thời khi hệ miễn dịch cơ thể giảm chính là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập nhanh vào cơ thể.
2.7. Lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào - Dạ dày
Lo lắng có thể khiến bạn có giảm giác cồn cào ruột gan, buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ra, nếu thường xuyên lo âu bạn sẽ ăn uống thất thường, ăn không ngon, ngủ không yên. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, bạn có nguy cơ bị viêm loét niêm mạc dạ dày.
Lo lắng, bất an lâu ngày có thể khiến dạ dày của bạn gặp rắc rối
Đặc biệt nếu trong thời gian mắc chứng lo lắng thái quá mà bạn ăn uống thiếu lành mạnh, ăn nhiều chất béo và đường sẽ khiến dạ dày làm việc vất vả hơn, hình thành nhiều axit hơn. Điều này có thể khiến bạn chịu cảnh trào ngược axit dạ dày lên cổ họng cực kỳ khó chịu và nhiều bệnh lý khác.
2.8. Ruột
Bất an, lo lắng làm bạn khóc lóc liên tục kết hợp với việc ăn uống thất thường ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng của táo bón, tiêu chảy, ruột kích thích hoặc nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác.
2.9. Sức khỏe tình dục
Suy nghĩ, lo lắng thái quá ngày đêm khiến cơ thể bạn mệt mỏi và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trong đó, có thể bạn sẽ lơ là thậm chí không còn hứng thú với việc quan hệ tình dục.
Nếu tình trạng bất an, lo lắng không chấm dứt sẽ khiến nồng độ hoocmon sinh dục nam testosterone bị suy giảm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của tinh trùng. Chính điều này đã làm ngừng hoặc làm chậm lại các phản ứng bình thường của cơ thể khi đàn ông có nhu cầu quan hệ tình dục.
Suy nghĩ, lo lắng thái quá ngày đêm khiến cơ thể bạn dửng dưng với việc quan hệ tình dục
Đối với chị em phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, việc lo lắng thái quá, lo âu, khó ngủ, ngủ không sâu giấc còn khiến các “cơn bốc hỏa” và tình trạng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn.
Như bạn đã thấy chứng lo lắng thái quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, trong đó cảnh báo nguy cơ nhất là với 9 bộ phận kể trên. Bạn cần cẩn trọng và học cách kiểm soát nỗi lo của chính mình.
Bạn hoàn toàn có thể rũ bỏ hoặc kiểm soát tốt hơn tình trạng lo lắng thái quá của bản thân bằng việc thường xuyên tập thể dục, thư giãn, học cách suy nghĩ tích cực và tự tạo niềm vui cho mình.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào. Nếu tình trạng lo lắng quá nghiêm trọng, bạn không thể thoát khỏi nỗi sợ hãi, bất an thì nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên hữu ích và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!