Các tin tức tại MEDlatec
Giải quyết nỗi khổ sản phụ: búi trĩ nằm ngoài hậu môn sau sinh
- 21/09/2021 | Có chữa dứt điểm trĩ được không và các thắc mắc liên quan
- 15/09/2021 | Vết thương bị sưng và chảy máu sau mổ trĩ có nguy hiểm hay không?
- 11/09/2021 | Bệnh nhân sau cắt trĩ cần lưu ý điều gì để phòng tránh biến chứng
1. Tìm hiểu về bệnh trĩ
Trong dân gian bệnh trĩ còn được biết đến là bị lòi dom, xuất hiện khi các đám rối tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới nằm ven khu vực hậu môn bị giãn ra quá mức. Khi tĩnh mạch giãn nở hơn mức bình thường, chúng sẽ bị phình to và ứ máu.
Bệnh trĩ gồm 2 loại:
-
Trĩ nội: là khi búi trĩ hình thành ở trên đường trực tràng - hậu môn (tức là đường lược).
-
Trĩ ngoại: xảy ra nếu búi trĩ nằm ở dưới đường lược.
Có 4 cấp độ trĩ và chúng khác nhau ở mức độ cũng như biểu hiện sa búi trĩ:
-
Cấp độ 1: Đi ngoài ra máu, chưa có dấu hiệu sa búi trĩ ra ngoài hậu môn.
-
Cấp độ 2: Khi đi đại tiện búi trĩ bị lòi ra ngoài nhưng sau đó tự tụt được vào trong.
-
Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, không thể tự co lại mà bệnh nhân phải dùng tay để đẩy vào.
-
Cấp độ 4: Búi trĩ luôn ở trong trạng thái ngoài hậu môn và dễ gặp nhiễm trùng.
Trĩ dù ở cấp độ nào cũng sẽ gây ra rắc rối cho khổ chủ
Đối với những phụ nữ sau khi sinh con, cách để nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh trĩ đó là quan sát các triệu chứng sau:
-
Đi ngoài phân lẫn máu: khi mới bị trĩ lượng máu và tần suất đi ngoài ra máu thường ít. Máu có thể xuất hiện trong phân hoặc thấm trên giấy vệ sinh. Lâu ngày tình trạng này sẽ nặng hơn, có khi còn cảm nhận được rõ tia máu thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, máu hình thành từ búi trĩ còn bị đông lại thành cục máu đông và xuất hiện lẫn với phân khi đi đại tiện.
-
Ngứa hậu môn: đây là biểu hình điển hình ở bệnh trĩ và khiến mẹ tự ti khi phải tiếp xúc với mọi người.
-
Nứt kẽ hậu môn, đau rát: nếu búi trĩ nằm ngoài hậu môn sau sinh mà không tìm biện pháp khắc phục thì sẽ khiến cho hậu môn bị nứt dẫn tới đau rát và mẹ thường bị chảy máu mỗi lần đi vệ sinh.
-
Sa búi trĩ: nếu bị sa nhẹ thì sẽ ít gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nếu trĩ sa nặng từ cấp độ 3 trở lên thì sẽ khiến mẹ luôn cảm thấy cộm ở hậu môn khó chịu vô cùng, đặc biệt là khi mang vác vật nặng hoặc di chuyển nhiều.
2. Lý do nào khiến phụ nữ có búi trĩ nằm ngoài hậu môn sau sinh?
Mẹ dễ bị bệnh trĩ sau kỳ sinh nở thường là do những nguyên nhân dưới đây:
-
Rặn nhiều, rặn mạnh khi sinh: đối với các mẹ sinh theo đường tự nhiên, việc rặn đẻ nhiều lần và không đúng cách sẽ làm tăng áp lực lên khung chậu, khiến phần hậu môn bị sưng phù và tụ máu, từ đó các búi trĩ sẽ sa ra ngoài.
-
Đã từng bị trĩ trước đó: trước khi mang thai nếu mẹ đã từng có thời gian bị bệnh trĩ thì khả năng sau khi sinh con mẹ cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này, thậm chí diễn tiến còn nghiêm trọng hơn gây viêm phù nề, thuyên tắc và chảy máu búi trĩ. Cần lưu ý là trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone ở thai phụ có xu hướng gia tăng nên tĩnh mạch sẽ giãn ra và ứ máu, do đó những mẹ từng có tiền sử bị trĩ dễ tái phát bệnh trở lại.
Việc rặn không đúng cách khi sinh sẽ khiến mẹ bầu dễ có nguy cơ bị trĩ sau sinh
-
Táo bón: hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở các mẹ bầu và sau sinh, chủ yếu là do khi bầu bí mệt mỏi, mẹ hay ngồi, nằm nhiều để nghỉ ngơi nên phân lưu lại ruột sẽ lâu hơn, việc hấp thụ nước tái lặp nhiều lần dẫn tới táo bón. Ngoài ra nếu mẹ ăn ít rau xanh, bổ sung nhiều canxi, uống ít nước,... cũng là lý do gây nên chứng táo bón. Mà táo bón kéo dài có khả năng tiến triển thành bệnh trĩ.
-
Thai nhi lớn: những thai nhi có kích thước lớn sẽ tạo áp lực nhiều lên khu vực trực tràng - hậu môn của mẹ bầu gây chèn ép các tĩnh mạch, máu lưu thông khó, căng phồng lên làm các mạch máu giãn nở hình thành trĩ.
3. Bị bệnh trĩ sau khi sinh có tự khỏi được không?
Nếu phát hiện sớm và khắc phục kịp thời thì búi trĩ nằm ngoài hậu môn sau sinh sẽ không trở thành vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng trên thực tế cũng có nhiều trường hợp phụ nữ chủ quan, cố gắng chịu đựng vì nghĩ rằng trĩ sẽ tự khỏi nên không đi khám, tới khi kiểm tra thì đã ở giai đoạn cần phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Chính vì thế, nếu các mẹ phát hiện ra những biểu hiện sớm của trĩ sau sinh thì cần thăm khám sớm để được đánh giá tình trạng bệnh và xử lý kịp thời. Nhờ đó mà quá trình phục hồi cũng đơn giản và hiệu quả hơn.
4. Phương pháp chữa búi trĩ nằm ngoài hậu môn sau sinh
Để việc điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh được an toàn và dứt điểm thì ưu tiên hàng đầu sẽ là áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa giảm thiểu tình trạng dùng thuốc để nguồn sữa mẹ được bảo tồn dinh dưỡng và an toàn cho bé.
Còn trong trường hợp tình trạng trĩ nặng kèm theo những biến chứng nguy hiểm như hoại tử búi trĩ, chảy máu cấp tính, tắc hậu môn thì buộc phải tiến hành phẫu thuật. Kỹ thuật mổ Longo thường được áp dụng cho loại trĩ nội mức độ 2, 3, 4 và trĩ vòng với ưu điểm ít gây đau, không để lại sẹo sau khi mổ, rút ngắn thời gian nằm viện và khả năng tái phát sau mổ có tỷ lệ thấp.
Nếu bị trĩ nặng mẹ cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
Để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi đã khỏi trĩ, các mẹ có thể áp dụng những cách như sau:
-
Chế độ ăn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ có trong rau củ quả, đồ ăn nấu mềm hơn, uống nhiều nước và vận động hợp lý để phòng ngừa nguy cơ táo bón.
-
Nếu cảm thấy buồn đại tiện thì nên đi vệ sinh ngay không được nhịn lâu. Nếu càng để lâu vì sợ đau thì phân sẽ trở nên cứng hơn, tình trạng trĩ không những không cải thiện mà còn nặng thêm.
-
Tham khảo và thực hành các bài tập Kegel để cơ vùng đáy chậu được săn chắc.
Búi trĩ nằm ngoài hậu môn sau sinh chắc hẳn là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ. Để phòng tránh và không bị bỡ ngỡ khi xử lý tình trạng này, các mẹ nên chuẩn bị sẵn kiến thức cũng như tâm lý cho mình ngay từ khi đang mang thai.
Mọi chia sẻ và thắc mắc chị em xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900565656, đội ngũ tổng đài viên của BVĐK MEDLATEC luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn chi tiết về các gói khám phù hợp cho các mẹ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!