Các tin tức tại MEDlatec
Góc giải đáp thắc mắc bị gãy xương có nên quan hệ không?
- 09/04/2021 | Góc giải đáp: Có nên quan hệ tình dục khi mang thai hay không?
- 22/07/2021 | Gỡ rối lo lắng: bị bệnh tim có nên quan hệ không
1. Bị gãy xương có nên quan hệ không?
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, những người bị gãy xương vẫn có thể quan hệ được bởi lý do sau: trong cơ thể con người, việc quan hệ tình dục không liên quan gì đến quá trình phát triển xương. Tuy nhiên, nếu ở trong hoàn cảnh này, đa số thường không mấy hào hứng trong chuyện chăn gối bởi cảm giác đau đớn. Nếu quan hệ tình dục quá mạnh, thô bạo có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn.
“Bị gãy xương có nên quan hệ không” không là thắc mắc của nhiều người
Tuy vậy, bạn không nhất thiết phải kiêng chuyện chăn gối cho đến khi xương phục hồi hẳn. Người bệnh có thể quan hệ nhẹ nhàng, chọn những tư thế không gây tổn thương đến phần xương bị gãy, tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên nếu gãy xương ở các vị trí như xương đòn, xương sườn,… việc quan hệ tình dục sẽ phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh. Cụ thể, nếu xương bị gãy thành nhiều đoạn như gãy ngang, gãy chéo, gãy nát,… thời điểm quan hệ tốt nhất là chờ đến khi xương phục hồi, bệnh nhân hết cảm giác đau đớn. Ngược lại nếu xương chỉ bị rạn nhẹ, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn vẫn có thể quan hệ bình thường.
2. Người bị gãy xương khi quan hệ cần lưu ý những gì?
Những người bị gãy xương khi quan hệ tình dục vẫn cần phải lưu tâm một số vấn đề dưới đây để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị gãy xương.
-
Chú ý lắng nghe cơ thể, nhiều người khi gãy xương có thể ngay lập tức lấy lại bản lĩnh với bạn tình. Tuy nhiên đã có không ít người bị ảnh hưởng tới tâm sinh lý, giảm hứng thú trong chuyện vợ chồng. Nếu có biểu hiện đau đớn hoặc tê bì tại vị trí bị tổn thương khi quan hệ tình dục, người bệnh cũng không nên quá lo lắng, hãy nhờ người trợ giúp tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị.
-
Không nên quan hệ tình dục khi xương sườn bị gãy ở mức độ nghiêm trọng bởi khi quan hệ, những tác động mạnh sẽ ảnh hưởng tới vùng bị tổn thương.
-
Để tránh tình trạng xương đã phục hồi lại bị gãy trở lại, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các tư thế quan hệ tình dục an toàn.
-
Không nên sử dụng rượu, bia và những chất kích thích trong quá trình điều trị gãy xương.
Trong bia, rượu và chất kích thích có thành phần gây tổn hại đến xương
3. Làm thế nào để xương nhanh phục hồi?
Gãy xương không chỉ đem đến cảm giác đau đớn, bực bội, khó chịu,... cho người bệnh mà còn gây nên những bất tiện trong cuộc sống, nhất là trong chuyện phòng the. Dưới đây là những gợi ý để xương sớm hồi phục.
Tuân thủ kĩ càng những nguyên tắc, cũng như sự chỉ định của bác sĩ.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh, tích cực bổ sung các vitamin và khoáng chất, mỗi bữa ăn nên đa dạng các loại rau xanh, hoa quả tươi mới, những thực phẩm hỗ trợ tốt trong quá trình phục hồi xương nhanh nhất như sữa, rau cải, đậu đỗ,… nên được bổ sung thường xuyên.
Tích cực luyện tập những bài tập hỗ trợ liền xương dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ, tuy nhiên việc tập luyện cũng nên chừng mực, linh hoạt, phù hợp với thể trạng của người bệnh.
Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, việc bổ sung thêm các loại vitamin C, E là rất cần thiết để thúc đẩy quá trình liền xương diễn ra nhanh chóng hơn.
Những loại nước uống có ga, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… người gãy xương nên hạn chế, bởi những loại đồ ăn đó làm mất canxi khiến xương lâu lành.
Nên khám định kỳ để kiểm tra tình trạng liền xương cũng như duy trì việc kiểm tra sức khỏe 6 tháng 1 lần. Việc kiểm tra định kỳ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh có liên quan đến xương như loãng xương và các bệnh lý khác.
Người bị gãy xương nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để xương mau hồi phục
4. Mất bao lâu để hồi phục xương gãy?
Liền xương là cả một quá trình và tốn nhiều thời gian, mát bao lâu để phục hồi xương gãy, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nguyên nhân gãy xương, vị trí gãy, khả năng đáp ứng thuốc hay thể trạng của từng người bệnh. .
Mất khoảng 5 đến 7 tuần những phần xương gãy ở các bộ phận nhỏ như đốt ngón tay, ngón chân sẽ liền lại. Những vị trí gãy tổn thương nặng, thời gian điều trị sẽ dài hơn có thể từ 3 đến 6 tháng, thậm chí là lâu hơn nữa. Ngoài ra những người bị mắc các bệnh như lao phổi, đái tháo đường, loãng xương,… quá trình làm liền xương sẽ mất rất nhiều thời gian.
Gãy xương sườn khiến người bệnh mất hứng thú trong chuyện vợ chồng
Ngoài ra thời gian làm liền xương còn phụ thuộc vào sự cố định, bất động xương,…. Nếu ít di chuyển hay vận động mạnh, thời gian lành xương sẽ diễn ra nhanh hơn. Không những vậy, khi gãy xương nếu quá trình xử lý ban đầu không tốt, không vệ sinh sạch sẽ, gây nhiễm trùng vết thương bên ngoài, quá trình liền xương sẽ lâu hơn thông thường.
Trong giai đoạn đầu sau khi liền xương, vị trí xương bị gãy sẽ yếu hơn lúc ban đầu, nên người bệnh chú ý không làm việc nặng nhọc, sau 6 tháng xương hoàn toàn bình thường, sẽ không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc.
Bên cạnh thắc mắc bị gãy xương có nên quan hệ không, làm thế nào để xương mau chóng phục hồi cũng là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các vấn đề về xương khớp, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề sẽ giúp bạn xác định chính xác tình trạng gặp phải và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Tổng đài tư vấn 24/7: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!