Các tin tức tại MEDlatec
Góc tư vấn: Chúng ta nên ăn gì để tăng tiểu cầu?
1. Tiểu cầu thấp có phải vấn đề đáng lo ngại không?
Trước khi tìm hiểu nên ăn gì để tăng tiểu cầu, các bạn cần hiểu những ảnh hưởng tiêu cực bạn sẽ phải đối mặt với tiểu cầu quá thấp. Tiểu cầu là một trong những thành phần không thể thiếu trong máu, nhiệm vụ chính của chúng là giúp đẩy nhanh quá trình đông máu, nhất là khi bạn đang gặp tổn thương hoặc bị chảy máu.
Khi lượng tiểu cầu trong máu thấp, các vết bầm tím sẽ xuất hiện dưới da
Nếu lượng tiểu cầu trong cơ thể quá thấp so với tiêu chuẩn, sức khỏe của chúng ta sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể, đây là tín hiệu cho thấy bạn đang mắc một số bệnh lý như: sốt xuất huyết hoặc những vấn đề sức khỏe liên quan tới các bệnh lý về máu như bệnh giảm tiểu cầu,… Ngoài ra, bệnh nhân đang điều trị xơ gan hoặc ung thư gan cũng phải đối mặt với tình trạng giảm tiểu cầu.
Trên thực tế, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng là một nguyên nhân khiến lượng tiểu cầu trong máu giảm đáng kể. Đặc biệt, người thường xuyên uống rượu sẽ gặp phải hiện tượng trên, sức khỏe suy giảm rõ rệt.
Nhìn chung, các bạn không thể chủ quan khi lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp hơn so với yêu cầu. Với bệnh nhân giảm tiểu cầu mức độ nhẹ, một số triệu chứng thường gặp là: xuất huyết dưới da, hay bị đau nhức đầu, thường xuyên chảy máu mũi, chảy máu chân răng… Nghiêm trọng hơn, sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề.
2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với số lượng tiểu cầu
Trước tình trạng tiểu cầu giảm, đe dọa tới sức khỏe, chúng ta cần tập trung chăm sóc bản thân, duy trì lượng tiểu cầu ở mức ổn định. Một trong những phương pháp giúp bổ sung tiểu cầu hiệu quả đó là duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
Tốt nhất, các bạn nên chủ động tìm hiểu: ăn gì để tăng tiểu cầu? Chúng ta sẽ dựa vào thành phần dinh dưỡng của thực phẩm và xây dựng thực phẩm phù hợp nhất. Trong đó, thành phần dinh dưỡng thúc đẩy quá trình tổng hợp tiểu cầu cho cơ thể thường được ưu tiên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
Chúng ta cần duy trì lượng tiểu cầu ở mức ổn định
Các bạn có thể đi khám sức khỏe để xác định nhu cầu bổ sung tiểu cầu của cơ thể, từ đó lên kế hoạch ăn uống, bồi bổ hằng ngày.
3. Góc tư vấn: ăn gì để tăng tiểu cầu?
Nếu bạn đang thắc mắc không biết nên ăn gì để tăng tiểu cầu thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây nhé!
3.1. Thực phẩm chứa nhiều sắt
Để tăng tiểu cầu trong máu, chung ta nên bổ sung những món ăn giàu sắt vào thực đơn hàng ngày. Trên thực tế, món ăn giàu sắt rất đa dạng, bạn có nhiều lựa chọn khác nhau, ví dụ như: hàu, thịt bò và gan bò,… Từ những thực phẩm kể trên, chúng ta sẽ chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không tạo cảm giác chán ăn.
Tùy vào nhu cầu của mỗi người, chúng ta sẽ bổ sung lượng sắt phù hợp cho cơ thể. Đối với nữ giới, trung bình mỗi ngày họ cần bổ sung khoảng 18mg sắt/ngày, trong khi đó đàn ông chỉ cần bổ sung 8mg/ngày.
Các bác sĩ cho biết phụ nữ đang mang thai, người bị tổn thương về gan hoặc người uống nhiều rượu bia cần cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể nhiều hơn bình thường. Trung bình một ngày họ cần bổ sung khoảng 27mg sắt. Song song với chế độ ăn uống khoa học, các bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để đảm bảo hàm lượng sắt cần cho cơ thể nhưng cần tham khảo thêm lời khuyên của các bác sĩ, chuyên gia để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ăn gì để tăng tiểu cầu?
3.2. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì để tăng tiểu cầu thì hãy sử dụng thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn hàng ngày ngay nhé. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết vitamin C góp phần tăng khả năng tổng hợp tiểu cầu của cơ thể. Đồng thời, sử dụng thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn hàng ngày cũng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và khả năng đề kháng của chúng ta.
Hiện nay, khá nhiều thực phẩm giàu vitamin C để các bạn lựa chọn, đặc biệt là các loại trái cây như bưởi, ổi hoặc cam,… Bác sĩ thường khuyến khích nên ăn trực tiếp trái cây giàu vitamin C thay vì chế biến phức tạp. Nhờ vậy, cơ thể sẽ hấp thu tối đa vitamin, tăng sức đề kháng và khả năng tổng hợp tiểu cậu.
Với những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu, lượng vitamin C cần bổ sung hàng ngày khoảng 400 - 2000mg. Các bạn nên chú ý ăn uống đầy đủ để duy trì lượng tiểu cầu ở mức độ định, đảm bảo tình hình sức khỏe tốt nhất.
3.3. Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 có khả năng thúc đẩy sự hình thành của hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Trước câu hỏi: ăn gì để tăng tiểu cầu, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bổ sung vitamin B12 vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Một số thực phẩm có hàm lượng vitamin B12 cao là: trứng, sữa, cá hồi hoặc cá ngừ,… Tốt nhất các bạn nên chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn lượng vitamin B12 cần bổ sung cho cơ thể.
Thông thường, người thiếu tiểu cầu cần tăng cường hàm lượng vitamin B12 cho cơ thể nhiều hơn. Sau một thời gian, khi lượng tiểu cầu đã duy trì ở mức độ ổn định, chúng ta sẽ giảm hàm lượng vitamin B12 bổ sung cho cơ thể. Đối với người trưởng thành, trung bình mỗi ngày bạn cần cung cấp khoảng 2,4 mcg vitamin B12.
4. Địa chỉ chăm sóc sức khỏe dành cho bệnh nhân giảm tiểu cầu
Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng tiểu cầu giảm, hãy chủ động đi khám, xét nghiệm và theo dõi sức khỏe tại các bệnh viện uy tín. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cũng như chuyên môn.
Với những bạn đang băn khoăn không biết ăn gì để tăng tiểu cầu, bác sĩ tại MEDLATEC sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc trên. Đồng thời, người bệnh sẽ được tư vấn, hướng dẫn ăn uống và chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện số lượng tiểu cầu. Quý khách hàng quan tâm tới dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
Hệ thống Y tế MEDLATEC - đơn vị Y tế tiên phong về dịch vụ lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà
Chắc hẳn qua bài viết này, các bạn đã giải đáp được thắc mắc: ăn gì để tăng tiểu cầu? Như vậy, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều lượng tiểu cầu trong máu nói riêng và sức khỏe nói chung.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!