Các tin tức tại MEDlatec
Góc tư vấn: Sốt xuất huyết chảy máu chân răng nguy hiểm không?
- 09/02/2021 | Sốt xuất huyết và những điều bạn không nên bỏ qua
- 20/01/2021 | Sốt xuất huyết có lây không và cách phòng bệnh như thế nào?
- 28/01/2021 | Đừng chủ quan nếu bạn bị chảy máu khi sốt xuất huyết
1. Tại sao sốt xuất huyết thường gây chảy máu chân răng
Tác nhân gây sốt xuất huyết là Virus Dengue - loại virus lây truyền qua muỗi nên thường bùng thành dịch theo chu kỳ hoạt động của chúng. Virus này có 4 thể gây bệnh, vì thế một người bị sốt xuất huyết có thể tái phát khi mắc phải thể virus khác do cơ thể không tạo được đáp ứng miễn dịch chéo. Đặc biệt tái phát sốt xuất huyết thường nặng hơn, tiến triển bệnh phức tạp hơn.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu nặng
Bệnh được gọi tên là sốt xuất huyết bởi triệu chứng sốt và xuất huyết là đặc trưng nhất. Theo sau sốt là tình trạng xuất huyết do tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết mà virus gây ra. Đa phần bệnh nhân bị xuất huyết dưới da gây ra những vết bầm tím hoặc giống như phát ban da.
Khoảng 1 phần 3 trường hợp sốt xuất huyết bị xuất huyết nặng hơn với triệu chứng chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nguyên nhân là do virus tác động làm giảm tiểu cầu và rối loạn chức năng tiểu cầu, khiến cho mao mạch trở nên mỏng hơn, dễ vỡ nứt gây xuất huyết. Bên cạnh đó, người bệnh sốt xuất huyết cũng bị rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ hình thành cục máu đông lòng mạch, tiềm ẩn rủi ro tắc nghẽn mạch thiếu máu cục bộ, suy đa tạng.
Một trong những triệu chứng sốt xuất huyết điển hình là chảy máu ở chân răng
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng không phải là vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên nếu có biểu hiện này người bệnh cần sớm tới cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi thêm. Nguyên nhân là bởi bệnh đang tiến triển nặng với tình trạng xuất huyết niêm mạc, có thể dẫn đến các biến chứng nặng và tử vong.
Nguyên nhân gây tử vong do sốt xuất huyết khá đa dạng gồm: Tình trạng xuất huyết nặng, viêm cơ tim, vỡ hồng cầu, cô đặc máu, máu thoát mạch, đông máu nội mạch lan tỏa,…
2. Điều trị sốt xuất huyết chảy máu chân răng như thế nào?
Chảy máu chân răng chỉ là một trong những triệu chứng bệnh, bác sĩ cần kết hợp thông tin triệu chứng này với các thông tin triệu chứng, xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh. Từ đó xem xét điều trị và can thiệp y tế phù hợp dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh.
2.1. Điều trị sốt xuất huyết nhẹ
Các dạng sốt xuất huyết nhẹ, bệnh nhân được điều trị chủ yếu bằng chăm sóc, điều trị triệu chứng kết hợp với theo dõi và phòng ngừa biến chứng như sau:
Ngăn ngừa mất nước
Bổ sung nước cần thực hiện liên tục bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước sạch, muối và nước điện giải.
Trẻ em dễ bị sốt xuất huyết và biến chứng bệnh nặng nề hơn
Điều trị giảm đau và hạ sốt
Sốt và đau nhức, mệt mỏi cơ thể do sốt xuất huyết sẽ được điều trị hỗ trợ bằng thuốc, phổ biến là paracetamol. Cần lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng quá liều vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Kết hợp với nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà, đôi khi cần theo dõi y tế, người bệnh sốt xuất huyết nhẹ sẽ tự thuyên giảm triệu chứng sau vài ngày. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen, chảy máu cam hay triệu chứng bệnh nặng hơn, cần thông báo bác sĩ để được tăng cường điều trị y tế.
2.2. Điều trị sốt xuất huyết nặng
Khi bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu nặng như: chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu chân răng,… sẽ được điều trị cấp cứu bằng cách truyền máu, bổ sung tiểu cầu, truyền dịch điện giải,… Nếu có triệu chứng sốc nặng, cần nhanh chóng cấp cứu đề phòng nguy cơ tử vong. Ngoài ra, tùy theo tiến triển bệnh và triệu chứng mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị triệu chứng hỗ trợ.
Xuất huyết nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh
Sau cấp cứu y tế, khi tình trạng bệnh ổn định hơn, việc chăm sóc và theo dõi y tế cần thực hiện nghiêm túc đề phòng biến chứng bệnh. Cần lưu ý:
-
Nên ăn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng và dễ hấp thu như cháo, súp, canh,… để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa chảy máu chân răng và xuất huyết tiêu hóa.
-
Không sử dụng kháng sinh trừ khi có nhiễm trùng kèm theo.
-
Uống nhiều nước, nhất là thức uống điện giải và hoa quả để bù dịch, giảm sốt.
-
Nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế làm việc để tránh lây lan bệnh cũng như giúp điều trị nhanh chóng hơn.
Bệnh do virus gây ra, lại có nhiều thể bệnh nên việc điều trị sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có biện pháp triệt để. Bệnh nhân vẫn chủ yếu được điều trị triệu chứng, phòng ngừa biến chứng kết hợp với ăn uống, nghỉ ngơi để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Vì thế mà người bệnh cần tuân thủ điều trị và theo dõi theo chỉ dẫn của bác sĩ để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
3. Phòng ngừa xuất huyết nghiêm trọng trong sốt xuất huyết
Chảy máu chân răng chỉ là một trong những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên nếu xuất huyết nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng và tử vong. Để đề phòng chảy máu thứ phát, người bệnh nên lưu ý:
-
Nghỉ ngơi trên giường, hạn chế hoạt động mạnh có thể gây chấn thương và chảy máu.
-
Hạn chế đánh răng mạnh hoặc ăn thức ăn cứng làm tổn thương chảy máu.
-
Khi chảy máu xảy ra, dùng tay tạo áp lực đến điểm chảy máu để cầm máu trong vài phút, tình trạng này sẽ được cải thiện.
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được chăm sóc và theo dõi y tế thường xuyên
Nếu tình trạng xuất huyết nặng không thể kiểm soát, người bệnh cần tới cơ sở y tế khám để được can thiệp cầm máu tốt hơn. Không nên chủ quan khi sốt xuất huyết chảy máu chân răng dù biểu hiện sốt và mệt mỏi đã được cải thiện bởi bác sĩ đánh giá, đây mới là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Hi vọng những kiến thức trên đây đã giúp người bệnh xử trí tốt hơn khi không may mắc sốt xuất huyết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!