Các tin tức tại MEDlatec
HgB trong xét nghiệm máu là gì và những điều có thể bạn chưa biết
- 24/09/2024 | Giải đáp chi tiết chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì?
- 01/10/2024 | WBC trong xét nghiệm máu là gì, quan trọng như thế nào?
- 06/10/2024 | MONO trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này thay đổi cảnh báo bệnh lý gì?
1. HgB trong xét nghiệm máu là gì?
HgB (Hemoglobin) là huyết sắc tố quyết định màu sắc của máu. Ngoài ra, protein này còn có vai trò trao đổi khí, cụ thể là vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và tế bào; đưa carbonic từ các mô và tế bào trở về phổi. Như vậy, bạn có thể hình dung được vai trò của HgB trong xét nghiệm máu là gì.
Theo đó, đây chính là chỉ số thể hiện lượng huyết sắc tố đo được trong một thể tích máu. Qua đó, phản ánh được mức độ trao đổi khí của các tế bào và cơ quan; đồng thời, sàng lọc, phát hiện các rối loạn, bệnh lý về máu hay các bệnh lý liên quan.
HgB là lượng huyết sắc tố có trong một thể tích máu
2. Ý nghĩa cụ thể của HgB trong xét nghiệm máu
HgB trung bình có sự khác nhau theo nhóm tuổi và giới tính, cụ thể như sau.
- Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi: 11 - 18 g/dL.
- Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi: 11,5 - 16,5 g/dL.
- Nam giới trưởng thành trên 20 tuổi: 13 - 16.5 g/dL.
- Phụ nữ trưởng thành trên 20 tuổi: 12 - 16 g/dL.
- Phụ nữ mang thai: 11- 16 g/dL.
Lưu ý: Giá trị tham chiếu chính xác có thể thay đổi tùy thuộc vào các nghiên cứu, phương tiện thực hiện xét nghiệm,... và thường thể hiện cùng kết quả xét nghiệm.
Khi làm xét nghiệm máu và kết quả cho thấy chỉ số HgB cao hay thấp hơn ngưỡng trung bình thì bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, axit folic, vitamin B12; phát hiện các bệnh lý di truyền như thiếu máu bẩm sinh, thiếu máu hồng cầu hình liềm; phát hiện các bệnh lý tim phổi như dị tật tim bẩm sinh, xơ phổi; phát hiện các bệnh ung thư ở gan, thận.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trong một số trường hợp, chỉ số HgB cao hay thấp bất thường không phải do thiếu máu hay do bệnh lý, mà nguyên nhân có thể đến từ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, người thường xuyên hiến máu, người đang bị mất máu do tai nạn,… cũng sẽ có chỉ số HgB bất thường.
Chỉ số HgB trong máu phản ánh tình trạng máu và sức khỏe của người bệnh
3. Tại sao chỉ số HgB của phụ nữ thấp hơn nam giới?
Ở chia sẻ trên, chúng ta có thể thấy chỉ số HgB của phụ nữ thấp hơn nam giới. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Theo đó, phụ nữ sẽ có 3 - 5 ngày hành kinh mỗi tháng. Và lượng máu mất đi trong một chu kỳ kinh là khoảng 50 - 80ml, có người nhiều hơn, tình trạng kéo dài sẽ gây thiếu máu.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai, sinh con và sau sinh cũng dễ đối mặt với nguy cơ thiếu máu. Bởi trong khi mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều axit folic và chất sắt để tạo máu nhằm tăng cường cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Khi lượng axit folic và chất sắt không đủ thì sẽ gây thiếu máu. Còn trong khi sinh, cơ thể mẹ bị mất máu là điều hiển nhiên. Đó là lý trong suốt thai kỳ và kể cả sau sinh, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ để tránh bị thiếu máu làm chỉ số HgB trở nên bất thường.
4. Triệu chứng HgB bất thường và biện pháp kiểm soát
Triệu chứng HgB bất thường
Khi HgB bất thường, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc vàng.
- Tay chân lạnh hoặc nóng ran, ngứa đỏ.
- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
- Khó thở, hụt hơi, nhất là khi vận động.
- Rối loạn nhịp tim.
- Mắt nhìn mờ.
- Xuất hiện vết bầm tím trên da.
Biện pháp kiểm soát HgB ổn định
Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng và bệnh lý (nếu có), bác sĩ sẽ có hướng dẫn giúp bạn kiểm soát chỉ số HgB ở mức ổn định.
- Nếu HgB bất thường do thiếu máu thì trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt, axit folic và vitamin B12 như thịt đỏ, gan, trứng, rau xanh đậm, quả có múi, quả mọng, đậu, ngũ cốc, sữa,… Nếu bổ sung viên uống thì bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng để hạn chế sự ảnh hưởng lên chỉ số HgB. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng hoặc thay thế bằng loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Tránh xa các tác nhân có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chỉ số HgB như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…
- Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh nếu chỉ số HgB bất thường do rối loạn di truyền, bệnh lý bẩm sinh, ung thư,…
- Nếu mất máu nhiều do tai nạn, chấn thương thì bạn có thể được chỉ định truyền máu khẩn cấp.
Nói không với thuốc lá, bia rượu để kiểm soát HgB ở mức ổn định
5. MEDLATEC - địa chỉ làm xét nghiệm uy tín của mọi nhà
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn biết được HgB trong xét nghiệm máu là gì cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở uy tín để làm xét nghiệm HgB hay các xét nghiệm khác, hãy đến các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Trường hợp không có thời gian hoặc gặp khó khăn, trở ngại trong việc di chuyển, quý khách hãy sử dụng dịch vụ Lấy mẫu tại nhà của MEDLATEC. Dịch vụ đang được triển khai trên toàn quốc, được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi tính tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.
Khách hàng chỉ cần liên hệ và đặt lịch trước là có thể thoải mái sử dụng dịch vụ tại nhà hay nơi làm việc. Chi phí cho một lần sử dụng dịch vụ tận nơi bao gồm phí xét nghiệm niêm yết và cộng thêm 10.000 VNĐ/ lần lấy mẫu.
Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế
Quý khách đặc biệt an tâm về kết quả xét nghiệm bởi Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu đồng thời 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ).
Ngay từ hôm nay, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch sớm nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!