Các tin tức tại MEDlatec
Hiện tượng mất ngủ khi mang thai nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- 06/05/2021 | Cách giảm đau lưng khi mang thai đơn giản mà hiệu quả
- 04/05/2021 | Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
- 29/04/2021 | 5 cách đơn giản nhưng giúp giảm phù chân khi mang thai hiệu quả
- 28/04/2021 | Bật mí dấu hiệu mang thai sớm ngay từ tuần đầu vô cùng chính xác
- 11/05/2021 | Chuyên gia giải đáp: Vì sao phụ nữ giảm ham muốn khi mang thai?
1. Một số hiện tượng mất ngủ khi mang thai thường gặp
Mất ngủ là tình trạng chung và là nỗi lo lắng của không ít mẹ bầu trong quá trình thai kỳ. Đối với mỗi phụ nữ khi mang thai sẽ gặp tình trạng mất ngủ dưới nhiều biểu hiện khác nhau cũng như tuỳ thuộc vào các giai đoạn thai kỳ. Một số hiện tượng mất ngủ khi mang thai thường gặp ở mẹ bầu như:
-
Bà bầu thường nằm trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ đặc biệt là các giấc về đêm.
-
Giấc ngủ thường ngắn và ngủ không sâu, dễ thức giấc và thường khó ngủ lại nếu thức.
-
Giấc ngủ chập chờn dễ giật mình hoặc thức dậy quá sớm khi chưa ngủ đủ giấc.
-
Cảm giác khó chịu, mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
-
Khó ngủ vào buổi đêm và thường buồn ngủ vào các thời điểm khác trong ngày làm đảo lộn nhịp sinh hoạt.
Các hiện tượng mất ngủ khi mang thai thường gặp
Tình trạng mất ngủ thường xuất hiện phổ biến trong khoảng thời gian đầu thai kỳ cũng như giai đoạn cuối gần đến ngày sinh. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mẹ sẽ có các biểu hiện và thời gian mất ngủ khác nhau. Một số người sẽ không bị mất ngủ mà thường ngủ nhiều hơn khi mang thai hoặc có người sẽ gặp tình trạng mất ngủ trong suốt thai kỳ.
Dù bạn đang gặp tình trạng mất ngủ như thế nào trong thai kỳ cũng nên thông báo chi tiết hiện tượng mất ngủ khi mang thai của mình cho các bác sĩ theo dõi. Vì nếu để tình trạng này kéo dài dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ cũng như sức khoẻ của em bé trong bụng.
2. Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai
2.1. Ốm nghén trong quá trình mang thai
Ốm nghén là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho phụ nữ dễ bị mất ngủ khi mang thai. Điều này được nghiên cứu cho rằng khi ốm nghén khiến cơ thể của mẹ mệt mỏi, khó chịu nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày. Đối với một số thai phụ cải thiện được hiện tượng mất ngủ khi mang thai sau khi trải qua giai đoạn thai nghén.
2.2. Do thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, phụ nữ phải chịu sự thay đổi lớn về mặt nội tiết tố cơ thể. Việc thay đổi này khiến cho cơ thể của mẹ bầu bị đảo lộn nhịp sinh hoạt thường ngày. Một số người rất dễ ngủ nhưng khi mang thai thì lại mất ngủ hoặc rất khó để ngủ ngon, ngủ sâu.
Ngoài ra, nội tiết tố thay đổi thường làm ảnh hưởng đến tâm trạng của các thai phụ trong khi mang thai. Biểu hiện dễ thấy nhất là tình trạng căng thẳng thường xuyên, dễ nổi nóng, tâm trạng thất thường,… Những điều này cũng khiến cho mẹ bị mất ngủ khi mang thai.
2.3. Đau lưng, nhức mỏi
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ bắp đặc biệt là ở khu vực chân và bàn chân khiến hiện tượng mất ngủ khi mang thai xảy ra thường xuyên và kéo dài đối với các mẹ bầu. Do những thay đổi về nồng độ ure trong máu cũng như sự thay đổi về kích thước, trọng lượng cơ thể tạo khá nhiều áp lực lên chân của phụ nữ mang thai khiến tình trạng chuột rút xuất hiện. Khi càng gần đến giai đoạn cuối thai kỳ, ngoài chuột rút thì cơ thể phụ nữ mang thai còn có thể bị đau lưng, nhức mỏi toàn thân, đau hông,… khiến cơ thể mệt mỏi và khó ngủ về đêm.
Những cơn đau nhức, chuột rút làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
2.4. Tiểu đêm thường xuyên
Tiểu đêm thường xuyên gây gián đoạn giấc ngủ của mẹ trong quá trình mang thai và khó để có giấc ngủ ngon và sâu. Nguyên nhân khiến các mẹ tiểu đêm thường xuyên chính là bào thai trong tử cung khi phát triển sẽ chèn ép lên phần bàng quang của mẹ nên khiến mẹ tiểu đêm nhiều lần. Một số trường hợp mẹ bầu có thể tiểu đêm hơn 10 lần vì thế giấc ngủ không liên tục khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn.
2.5. Sự căng thẳng trong quá trình mang thai
Bởi vì khi nội tiết tố bị thay đổi trong quá trình mang thai khiến cho tâm trạng và tinh thần của thai phụ dễ bị kích động, căng thẳng hơn trạng thái bình thường. Những căng thẳng, nóng nảy bộc phát trong ngày thường ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Nếu mẹ bầu thường xuyên suy nghĩ, căng thẳng trước khi đi ngủ sẽ khiến hiện tượng mất ngủ khi mang thai ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tinh thần căng thẳng, không thoải mái làm mẹ bầu mất ngủ
3. Cách khắc phục các hiện tượng mất ngủ khi mang thai
Nếu tình trạng mất ngủ thường xuyên xảy ra đối với phụ nữ mang thai sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến tình trạng thai nhi cũng như sự phát triển của trẻ. Để khắc phục tình trạng mất ngủ trong thai kỳ thì chúng ta cần phải kết hợp nhiều phương pháp giúp cân bằng nhịp sinh hoạt hàng ngày ổn định hơn.
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng như tiêu hoá của mẹ bầu. Dạ dày của phụ nữ mang thai khá nhạy cảm và hoạt động khá chậm so với người bình thường. Chính vì thế nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm gây khó tiêu sẽ gây tình trạng chướng bụng. Uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế uống nhiều nước khi gần đến thời gian đi ngủ. Đồng thời hạn chế tối đa các loại thức uống như trà, café, nước ngọt,… gây khó ngủ.
Thay đổi chế độ ăn uống để cân bằng hoạt động trong cơ thể
3.2. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng
Vận động các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu, tập các bài thiền,… giúp cơ thể được vận động để giảm thiểu các cơn đau nhức cũng như chuột rút về đêm. Kèm theo đó, trong quá trình vận động cơ thể sẽ giảm tiết chế các hormone gây căng thẳng nên bạn sẽ cảm thấy được thư giãn, tịnh tâm hơn. Nhờ đó, giấc ngủ trong thai kỳ được cải thiện tốt hơn tránh được các hiện tượng mất ngủ khi mang thai
Vận động nhẹ nhàng giúp thư giãn đầu óc giúp dễ ngủ hơn
Những thông tin trong bài viết trên đã giải thích chi tiết hiện tượng mất ngủ khi mang thai của các mẹ bầu. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn và có cách khắc phục sớm các triệu chứng mất ngủ. Nếu bạn còn thắc mắc về sức khỏe sinh sản thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!