Các tin tức tại MEDlatec
Hoại tử xương hàm do những nguyên nhân nào?
- 19/03/2020 | Chụp X - quang xương hàm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
- 17/06/2022 | Gãy xương hàm có nguy hiểm không - đâu là cách xử lý?
1. Những triệu chứng của tình trạng hoại tử xương hàm
Khi các tế bào ở vùng hàm không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn đến tình trạng tiêu cơ, xương cũng yếu dần đi và không còn chức năng hoạt động. Tình trạng này được gọi là hoại tử xương hàm. Bệnh có thể gây ra những triệu chứng như sau:
Đau do hoại tử xương hàm
- Xuất hiện những cơn đau âm ỉ và kéo dài ở vùng mặt, răng và vòm miệng. Đây là triệu chứng thường gặp ở những bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, ở những trường hợp bị hoại tử xương hàm thì cơn đau thường kéo dài và không thuyên giảm.
- Mí mắt trên hoặc mí dưới hoặc cả hai mí bị sưng, viêm.
- Vùng sọ trán là vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên có hiện tượng sưng viêm.
- Người bệnh khó nhai, khó nói chuyện. Ngay cả những cử động miệng nhẹ cũng bị đau.
- Một số biểu hiện của bệnh dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm xoang như khó thở, phù nề niêm mạc mũi,....
2. Một số nguyên nhân gây hoại tử xương hàm
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến hoại tử xương hàm:
- Do virus Herpes zoster: Bệnh xảy ra do sự tái hoạt động của virus gây thủy đậu có tên là Varicella-Zoster. Một số trường hợp đã từng mắc thủy đậu và tồn tại virus này trong cơ thể. Tuy nhiên, chờ đến thời điểm thích hợp chúng mới tái hoạt động và bộc phát bệnh Zona thần kinh. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có hoại tử xương hàm, tổn thương dây thần kinh hay tình trạng nhiễm trùng mắt.
Hoại tử xương hàm do xạ trị
- Xạ trị: Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư. Các bác sĩ sẽ sử dụng bức xạ ion hóa để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy rằng có thể mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị ung thư nhưng đây cũng là phương pháp mang lại nhiều tác dụng phụ. Ngoài bỏng da, tổn thương da, sạm da,... thì hoại tử xương hàm cũng là một tác dụng phụ có thể xảy ra khi những tổn thương lan rộng.
- Viêm tủy xương hàm: Là những trường hợp sâu răng nhưng không được can thiệp điều trị sớm. Sau một thời gian bị bệnh, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng, dẫn tới viêm tủy xương hàm và nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó bao gồm hoại tử xương hàm.
- Hậu Covid-19: Hiện tại vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết cho rằng, virus SARS-CoV-2 chính là nguyên nhân gây tắc mạch máu nuôi xương hàm và làm tăng nguy cơ hoại tử.
Thuốc Bisphosphonate làm tăng nguy cơ hoại tử xương hàm
- Sử dụng thuốc Bisphosphonate: Loại thuốc này thường được chỉ định trong điều trị loãng xương, các trường hợp ung thư di căn vào xương, đau tủy,... Thuốc Bisphosphonate lại làm giảm hoạt động hủy cốt bào và tăng trưởng nội mô thành mạch. Đây là những yếu tố làm giảm quá trình tạo mao mạch trong xương và làm tăng nguy cơ hoại tử xương.
- Ngoài ra, bệnh tiểu đường, một số vấn đề về răng nướu cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến hoại tử xương hàm.
3. Phương pháp điều trị hoại tử xương hàm
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị hoại tử xương hàm phù hợp. Dưới đây là những phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả tích cực:
- Điều trị bảo tồn bằng cách:
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng các dung dịch súc miệng sát khuẩn.
+ Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị phẫu thuật cắt bỏ xương hoại tử và đồng thời sử dụng kết hợp các loại thuốc kháng sinh.
- Các phương pháp điều trị theo triệu chứng để giúp người bệnh giảm đau, nâng cao chất lượng sống.
4. Phòng ngừa hoại tử xương hàm bằng cách nào?
Để phòng ngừa tình trạng hoại tử xương hàm, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng: Đây là công việc hàng ngày nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Theo các chuyên gia, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, cần vệ sinh lưỡi và nên súc miệng ngay sau khi ăn. Sau khi đánh răng bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những mẩu vụn thức ăn còn bám trên kẽ răng.
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phòng tránh bệnh tật
Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh về răng miệng, bao gồm hoại tử xương hàm, mà còn giúp bạn có hơi thở thơm mát, tự tin hơn trong giao tiếp.
- Nên duy trì chế độ ăn lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Nên uống nhiều nước và ưu tiên ăn các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, các loại rau củ và trái cây tươi. Bên cạnh đó nên hạn chế ăn đồ ngọt và một số loại thực phẩm có chứa nhiều axit, làm tăng nguy cơ mòn men răng và sâu răng.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Cho dù bạn luôn đảm bảo vệ sinh răng miệng đầy đủ và không có triệu chứng nghiêm trọng thì việc khám sức khỏe răng miệng định kỳ vẫn luôn cần thiết.
Qua những buổi thăm khám này, bác sĩ sẽ đánh giá về tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, tư vấn về cách điều chỉnh thói quen để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn. Đồng thời xử trí sớm những bất thường nếu có. Những bệnh về răng miệng nếu được phát hiện sớm, việc điều trị tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Ngược lại, phát hiện muộn thì việc điều trị sẽ khó khăn và tăng nguy cơ biến chứng.
- Mất răng có thể dẫn đến tiêu xương và dẫn tới hoại tử xương hàm. Chính vì thế, nếu bị mất răng thì cần thực hiện trồng răng Implant sớm để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin về hoại tử xương hàm. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!