Các tin tức tại MEDlatec

Hỏi đáp: Có mấy loại xét nghiệm Covid-19?

Ngày 18/12/2020
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Hiện nay, đại dịch Covid-19 đã phần nào lắng xuống nhưng không vì thế mà chúng ta mất đi cảnh giác. Mỗi cá nhân khi có các biểu hiện nghi ngờ nằm trong danh mục của bộ Y tế đều phải được xét nghiệm chẩn đoán. Vậy có mấy loại xét nghiệm Covid-19, thực hiện xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

1. Trường hợp nào cần xét nghiệm Covid-19

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những trường hợp sau đây cần được xét nghiệm Covid-19, từ đó Nhà nước sẽ cập nhật thông tin và đưa ra những giải pháp kịp thời.

Người có những dấu hiệu sau về đường hô hấp

  • Khó thở, sốt cao, ho khan.

  • Mũi đau nhức, nghẹt, nước mũi chảy nhiều.

  • Đau họng.

  • Tiêu chảy bất thường.

Ho khan liên tục và kéo dài là một trong những biểu hiện khi nhiễm SARS-CoV-2

Những người tiếp xúc gần với với người bệnh nhiễm SARS-CoV-2

  • Ở gần người bệnh trong phạm vi 2m từ 10 - 15 phút.

  • Trực tiếp chăm sóc cho người nhà/người thân mắc bệnh Covid-19.

  • Tiếp xúc cơ thể với người bệnh .

  • Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân (bàn chải đánh răng, bát, đũa,...) với người mắc bệnh Covid-19.

Người ở trong cộng đồng, khu dân cư bị nghi nhiễm

Khi khoanh vùng dịch một địa điểm, thì không chỉ những người dân sinh sống và làm việc ở đó mới cần đi xét nghiệm, mà cả những người đã từng ở/du lịch/thăm viếng vùng dịch trong vòng 14 ngày kể từ khi bùng dịch đều cần phải lưu ý kiểm tra và xét nghiệm.

Nếu bạn hoặc người thân ở trong các trường hợp nói trên, bạn nên chủ động cách ly tạm thời tại nhà và liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được người phụ trách đến kiểm tra, chứ không nên tự ý đi đến bệnh viện. Dựa vào tính chất của từng loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp với bạn.

2. Có mấy loại xét nghiệm Covid-19

Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR là viết tắt của Polymerase chain reaction, có thể hiểu là phản ứng chuỗi Polymerase. Mỗi loại virus đều có một mã gen đặc trưng, bác sĩ sẽ sử dụng máy PCR để tìm kiếm sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong mẫu dịch.

Máy PCR được sử dụng trong công tác xét nghiệm Covid-19

Quy trình xét nghiệm

  • Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch (sử dụng 1 lần) từ cuống họng của người nghi nhiễm.

  • Xử lý mẫu dịch.

  • Đưa mẫu dịch vào máy PCR. Máy sẽ cung cấp các chu trình nhiệt liên tục vào mẫu dịch giúp khuếch đại đoạn gen đặc trưng của virus SARS-CoV-2 (nếu có). Bằng cách đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người được xét nghiệm có nhiễm Covid-19 hay không dựa vào kết quả của máy.

Ưu điểm:

  • Phương pháp phổ biến nhất.

  • Độ chính xác cao.

  • Thời gian nhanh (từ 2 - 4 tiếng).

Nhược điểm

  • Giá thành cao.

  • Khó triển khai trên phạm vi rộng. Vì phương pháp sử dụng các trang thiết bị hiện đại và yêu cầu kỹ thuật cao, nên các cơ sở tuyến dưới khó lòng đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện.

Xét nghiệm kháng thể

Khi cơ thể bị một loại virus lạ tấn công, cơ chế của hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt virus đó. Phương pháp xét nghiệm kháng thể sử dụng cơ chế trên để gián tiếp phát hiện SARS-CoV-2. Kháng thể này có tên là glycoprotein.

Nhân viên y tế tiếp xúc với mẫu xét nghiệm đều được bảo hộ kỹ càng

Quy trình xét nghiệm

  • Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu từ đầu ngón tay hoặc tĩnh mạch người nghi nhiễm bằng dụng cụ y tế sử dụng 1 lần.

  • Xét nghiệm mẫu để tìm kiếm kháng nguyên glycoprotein, từ đó đưa ra kết luận về sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể.

Ưu điểm

  • Thời gian tiến hành nhanh.

  • Chi phí rẻ.

  • Tiến hành đơn giản.

  • Có thể áp dụng trên diện rộng.

Nhược điểm

  • Tính chính xác không cao, dễ nhầm lẫn với các virus gây cảm lạnh, cảm cúm khác.

Xét nghiệm kháng nguyên

Virus SARS-CoV-2 có 4 phần chính: Vỏ bọc nhân, vỏ bọc, mang, gai. Xét nghiệm kháng nguyên là việc tìm kiếm sự hiện diện đặc trưng của một trong những phần chính của virus, ví dụ như protein trên gai của của SARS-CoV-2.

Việc xem xét mật độ xuất hiện của loại protein đó có thể giúp đưa ra kết luận về mẫu dịch có nhiễm virus hay không. Nếu số lượng của chúng chạm ngưỡng phát hiện thì kết quả sẽ cho ra dương tính trên bộ xét nghiệm.

Ưu điểm

  • Có thể tiến hành trong thời gian ngắn .

  • Chi phí rẻ.

  • Có thể sản xuất hàng loạt đảm bảo đáp ứng nhu cầu.

  • Phù hợp sử dụng đầu tiên để khoanh vùng dịch trên diện rộng.

Nhược điểm

  • Độ chính xác không cao.

SARS-CoV-2 có thể được phát hiện nhờ vào việc tìm kiếm protein trên gai của chúng

Phương pháp Genexpert

Gene xpert và xét nghiệm PCR giống nhau về bản chất, nhưng phương pháp này tối ưu hơn nhờ tự động hóa hầu hết các khâu từ tách chiết đến phân tích mẫu dịch.

Quy trình xét nghiệm

  • Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch (sử dụng 1 lần) từ cuống họng của người nghi nhiễm.

  • Xử lý mẫu dịch.

  • Đưa mẫu dịch vào máy PCR. Máy sẽ cung cấp các chu trình nhiệt liên tục vào mẫu dịch giúp khuếch đại đoạn gen đặc trưng của virus SARS-CoV-2 (nếu có). Bằng cách đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người được xét nghiệm có nhiễm Covid-19 hay không dựa vào kết quả của máy.

Ưu điểm

  • Rút ngắn thời gian đến tối đa (45 phút).

  • Hạn chế sự can thiệp của con người, nhờ đó tránh việc các nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19 và sai sót trong khi thao tác.

Nhược điểm

  • Giá thành cao.

  • Khó triển khai trên diện rộng và các cơ sở tuyến dưới.

3. Bảo vệ bản thân trong mùa dịch

Mặc dù tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đã lắng xuống trong thời gian gần đây, nhưng SARS-CoV-2 vẫn đang tồn tại nên nguy cơ dịch bùng phát trở lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy để chủ động bảo vệ bản thân và giảm bớt gánh nặng cho nền Y tế nước nhà, bạn nên nghiêm túc thực hiện các điều sau:

  • Đeo khẩu trang thường xuyên và đúng cách khi tiếp xúc nơi đông người.

  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

  • Nên hạn chế sử dụng tay không khi tiếp xúc trực tiếp với những khu vực nhiều người chạm vào như nút bấm thang máy, tay nắm cửa,...

  • Ngay sau khi về nhà, sử dụng dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh tay. Nếu bạn có thể mang dung dịch theo người thì có thể rửa tay liên tục sau mỗi 1 tiếng.

  • Ăn đủ chất, tập thể dục thường xuyên nhằm nâng cao hệ miễn dịch.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi có mấy loại xét nghiệm Covid-19. Việc xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp nào còn phụ thuộc vào cơ sở y tế thực hiện và điều kiện, tình hình mỗi người.

Hiện nay, với mục tiêu mang đến sự tiện ích nhất cho người dân, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi với những khách hàng nhập cảnh đang được cách ly tập trung tại tại khách sạn hoặc các địa điểm khác do nhà nước quy định.

Ngoài ra, các đối tượng cần giấy xác nhận âm tính cho mục đích xuất cảnh, học tập và làm việc ở nước ngoài,... cũng có thể thực hiện dịch vụ và cần đến trực tiếp bệnh viện để được lấy mẫu. Trường hợp có trên 5 người có nhu cầu xét nghiệm, bệnh viện MEDLATEC sẽ đến tận nơi để lấy mẫu

Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi đến địa chỉ mà khách hàng đã đăng ký nhận từ trước, thông qua tin nhắn SMS hoặc chủ động tra cứu trên website Medlatec.vn và ứng dụng y tế di động iCNM.

Đặc biệt, bệnh viện đang áp dụng phương pháp xét nghiệm SAR-CoV-2 bằng máy Realtime RT- PCR, đây là kỹ thuật được đánh giá cho kết quả nhanh chóng, chính xác lên đến 95%. Như vậy, khi sử dụng dịch vụ của MEDLATEC, khách hàng không những tiết kiệm được thời gian, công sức chờ đợi mà còn yên tâm hơn về kết quả.

Liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết nhất các thông tin liên quan đến sức khỏe nói chung và dịch vụ xét nghiệm lấy mẫu tận nơi nói riêng cho nhu cầu xét nghiệm khẳng định Covid-19.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.