Các tin tức tại MEDlatec
Hỏi đáp: Làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường?
- 01/01/2024 | Tìm hiểu về chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi
- 01/04/2024 | Cách hạ đường huyết cho bà bầu
- 11/09/2024 | Tụt đường huyết là gì? Cách xử trí và phòng ngừa
1. Khi nào chỉ số đường huyết được xem là cao?
Chỉ số đường huyết có ký hiệu là Glu hoặc Glucose cho biết nồng độ đường Glucose trong máu. Chỉ số này luôn có sự biến động và chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người. Để biết chỉ số đường huyết khi nào là cao thì bạn phải biết giá trị của chỉ số này ở mức bình thường.
Chỉ số đường huyết bình thường
Đối với một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường là:
- Chỉ số đường huyết lúc đói: Dao động từ 3.9 - 5.6 mmol/L (tương đương 70 - 100 mg/dl). Trước khi thực hiện, bệnh nhân cần phải nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng và vào buổi sáng sớm để tránh sai lệch kết quả.
- Chỉ số đường huyết sau khi ăn từ 1 - 2 giờ: Ở mức dưới 7.8 mmol/L (tương đương dưới 140mg/dl).
- Chỉ số đường huyết HbA1c bình thường: Ở mức dưới 5.7%.
Chỉ số đường huyết bị tác động bởi chế độ ăn uống và vận động hàng ngày
Tuy nhiên, các chỉ số này có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, thể trạng, bệnh lý,… của từng người nhưng sự chênh lệch không đáng kể.
Chỉ số đường huyết cao
Chỉ số Glucose được đánh giá là cao trong những trường hợp sau:
- Glucose huyết tương lúc đói từ 100 mg/dL (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L) cảnh báo dấu hiệu tiền tiểu đường, người bệnh đang bị rối loạn đường huyết.
- Nếu chỉ số Glucose lúc đói từ 7mmol/L trở lên thì bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường và cần can thiệp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Ngoài ra, chỉ số Glucose sau khi ăn 1 - 2 giờ từ 7.8 trở lên cũng được đánh giá là cao. Nếu từ 7.8 - 11.1 mmol/L là tiền tiểu đường và từ 11.1 mmol/L trở lên là tiểu đường.
Chỉ số HbA1c cũng được sử dụng làm tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường với những trường hợp chỉ số Glucose bất thường, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị đái tháo đường. Nếu chỉ số HbA1c cao hơn 6,5% thì bạn đã bị tiểu đường.
2. Dấu hiệu nhận biết chỉ số đường huyết cao
Trước khi tìm hiểu nên làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường bạn cũng cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết chỉ số này đang tăng cao. Khi nồng độ Glucose trong máu cao hơn bình thường, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng:
Khi chỉ số đường huyết cao, cơ thể có thể có những biểu hiện đặc trưng như:
- Người bị tăng đường huyết thường cảm thấy khát nước nhiều, mặc dù đã uống nhiều nước.
- Người bệnh đi tiểu nhiều, nhất là về đêm.
- Mặc dù ăn uống đầy đủ nhưng nếu đường không được chuyển hóa thành năng lượng hiệu quả, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và thiếu năng lượng. Nếu cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, nó sẽ bắt đầu phá hủy các mô mỡ và cơ bắp để tạo năng lượng thay thế dẫn đến việc sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
- Đường huyết cao có thể làm thay đổi hình dạng của thủy tinh thể và võng mạc, dẫn đến tình trạng nhìn mờ.
- Đường huyết cao có thể làm giảm độ ẩm của da, gây ra tình trạng da khô, ngứa và dễ bị kích ứng.
- Mạch máu bị tổn thương làm giảm lưu lượng máu và oxy đến các mô, khiến vết thương, đặc biệt là ở chân, lâu lành hơn. Người bị tăng đường huyết vì thế dễ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng da, miệng và nhiễm trùng tiết niệu.
- Đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến chức năng não, khiến người bệnh khó tập trung, hay quên và dễ bị nhầm lẫn.
Khát nước không ngừng là dấu hiệu nhận biết chỉ số đường huyết tăng cao
3. Làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường?
Sau khi nhận kết quả nồng độ Glucose trong máu tăng thì vấn đề được nhiều người đặt ra là nên làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường? Chế độ dinh dưỡng và luyện tập đóng vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát và đưa chỉ số đường huyết về mức bình thường.
Chế độ dinh dưỡng
Nguyên tắc về dinh dưỡng dành cho người có chỉ số đường huyết tăng cao là hạn chế đường, tinh bột, chất béo bão hòa, tăng cường rau xanh, chất xơ, protein. Đồng thời, người bệnh cần ăn đủ bữa và kiểm soát khẩu phần ăn.
Các nhóm thực phẩm nên ưu tiên bao gồm:
- Rau xanh và hoa quả ít đường: Các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, và các loại quả ít đường như dâu tây, táo, lê giúp cung cấp chất xơ và vitamin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, hạt chia, hạt lanh giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường vào máu.
- Protein: Ưu tiên các nguồn protein từ thực vật như đậu, hạt, hoặc động vật có hàm lượng chất béo thấp như thịt gà, cá hồi, cá thu. Protein giúp duy trì mức năng lượng ổn định và không làm tăng đột ngột đường huyết.
- Chất béo lành mạnh: Sử dụng dầu oliu, dầu hạt lanh, quả bơ và các loại hạt để cung cấp chất béo không bão hòa, tốt cho tim mạch và không ảnh hưởng xấu đến đường huyết.
Các thực phẩm cần hạn chế là thực phẩm có thành phần carbohydrate cao, nhiều đường, đồ chiên rán, giàu chất béo và đồ uống có cồn.
Chế độ ăn tốt cho người có chỉ số Glucose trong máu tăng cao
Tập luyện thể thao
Người bệnh nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút và chú ý chọn các bài tập phù hợp với thể trạng, không quá gắng sức. Các loại hình vận động có thể áp dụng là đi bộ, bơi lội, yoga, thiền,…
Bên cạnh đó, trước và sau khi tập người bệnh cần đo đường huyết thường xuyên, đảm bảo đường huyết không quá thấp trước để tránh hạ đường huyết. Hãy luôn mang theo thức ăn nhẹ để phòng trường hợp hạ đường huyết đột ngột thì có sẵn thức ăn để cân bằng lại.
Những lưu ý khác
Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, người bệnh còn cần chú ý:
- Uống đủ nước: Nước giúp cơ thể loại bỏ glucose thừa qua đường tiểu tiện.
- Tuân thủ điều trị: Nếu đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, bệnh nhân cần theo dõi và tuân thủ đúng liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra định kỳ: Định kỳ kiểm tra chỉ số đường huyết, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp tự theo dõi tại nhà. Đồng thời, bạn cũng cần thực hiện xét nghiệm theo dõi chỉ số HbA1c - một chỉ số đánh giá đường huyết trung bình trong 2 đến 3 tháng. Điều này giúp cho quá trình đánh giá hiệu quả điều trị của bác sĩ.
- Nếu đường huyết tiếp tục cao hoặc có triệu chứng như khát nước nhiều, mệt mỏi, mờ mắt, cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Kiểm tra và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên tại MEDLATEC
Để đặt lịch thăm khám, điều trị và hỗ trợ tư vấn chế độ chăm sóc cũng như giải thích thắc mắc phải làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài của Hệ thống Y tế MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!