Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn các bước thực hiện 4 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ tại nhà
- 01/04/2024 | Hướng dẫn cách phòng bệnh trĩ hiệu quả từ thói quen thường ngày
- 01/03/2024 | Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả
- 01/03/2024 | Thông tin chi tiết về phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan
1. Bệnh trĩ là gì, do nguyên nhân nào?
1.1. Về khái niệm bệnh trĩ
Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng bị giãn quá mức nên phình to hoặc sưng viêm. Khi áp lực trong lòng mạch máu gia tăng trong thời gian dài, các búi trĩ hình thành và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát, chảy máu hoặc sa búi trĩ.
Bệnh trĩ được phân loại thành:
- Trĩ nội: Búi trĩ nằm ở bên trong ống hậu môn, thường không đau nhưng dễ gây chảy máu tươi mỗi lần đại tiện.
- Trĩ ngoại: Búi trĩ phát triển ở rìa ngoài hậu môn, có thể sờ thấy, gây đau nhức, ngứa ngáy và dễ bị thắt nghẹt.
- Trĩ hỗn hợp: Kết hợp cả hai dạng trên, triệu chứng thường nặng nề và khó điều trị hơn.
Hình ảnh mô tả sự hình thành búi trĩ trong hậu môn trực tràng
1.2. Các yếu tố gây nên bệnh trĩ
Sự xuất hiện của búi trĩ thường là do sự tác động trong thời gian dài của nhiều yếu tố:
- Táo bón mạn tính khiến quá trình đại tiện phải rặn mạnh.
- Ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu khiến áp lực lên hậu môn gia tăng.
- Thiếu vận động thể chất.
- Mang thai và quá trình sinh nở ở phụ nữ.
- Thói quen ăn uống ít chất xơ, thiếu nước.
2. Tập thể dục có giúp chữa bệnh trĩ không?
Theo thông tin từ Harvard Health Publishing, khi mắc bệnh trĩ, duy trì thể dục với cường độ vừa phải có tác dụng ngừa táo bón, cải thiện nhu động ruột. Tiến sĩ TS. Aubrey Bailey - chuyên gia vật lý trị liệu tại Mỹ cũng chia sẻ, tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện lưu thông máu đến trực tràng, nhờ đó giảm nguy cơ xuất hiện búi trĩ.
Tập thể dục không phải là phương pháp chữa trị bệnh trĩ nhưng có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh, kiểm soát tốc độ phát triển của búi trĩ, vì:
- Cải thiện khả năng tuần hoàn máu ở trực tràng và hậu môn.
- Kích thích hoạt động của nhu động ruột để giảm thiểu nguy cơ táo bón - là tác nhân dẫn đến sự xuất hiện búi trĩ.
- Tăng cường sức mạnh cho cơ vùng chậu để giảm áp lực cho tĩnh mạch trĩ.
- Giải phóng các chất hóa học trong não giúp giảm căng thẳng, giảm đau, cải thiện bệnh trĩ.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
3. Các bước thực hiện 4 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ tại nhà
Các bài tập thể dục chữa bệnh trĩ sau đây có thể tăng khả năng co thắt búi trĩ, hỗ trợ quá trình điều trị, kiểm soát sự phát triển của bệnh:
3.1. Bài tập Kegels
Bài tập này có thể diễn ra tại nhà qua các bước:
- Bước 1: Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.
- Bước 2: Hít vào thật sâu để siết chặt cơ hậu môn giống như khi bạn đang cố gắng nhịn đi vệ sinh rồi giữ trong 5 giây, sau đó thả lỏng 5 giây.
- Bước 3: Thực hiện động tác như bước 2 trong 15 lần liên tiếp, duy trì tập như vậy mỗi ngày 3 - 4 lần.
Bài tập Kegels có tác dụng tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ quá trình đại tiện trở nên dễ dàng hơn và giảm triệu chứng đau rát, chảy máu khi bị trĩ.
Bài tập Kegels hỗ trợ co thắt búi trĩ
3.2. Tư thế tấm ván cao
Muốn thực hiện bài tập thể dục chữa bệnh trĩ với tư thế tấm ván cao, bạn cần tiến hành các bước theo trình tự sau:
- Bước 1: Nằm sấp trên sàn, duỗi thẳng hai chân sao cho ngón chân nhấn xuống sàn còn gót chân hướng lên trần nhà.
- Bước 2: Dùng lực của cánh tay ấn vào lòng bàn tay rồi nâng người lên theo tư thế chống đẩy. Siết chặt cơ bụng và cơ đùi, giữ cơ thể thành một đường thẳng. Mắt nhìn hướng xuống sàn và thở bình thường. Giữ như vậy trong 10 giây sau đó từ từ hạ người xuống sàn.
Đây là bài tập có tác dụng cải thiện cơ trực tràng và cơ bụng để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi bị trĩ.
3.3. Tư thế chân dựa tường
Tư thế chân dựa tường là bài tập thể dục chữa bệnh trĩ tương đối dễ thực hiện:
- Bước 1: Nằm ngửa, đưa chân lên và tựa vào tường sao cho thân người tạo thành góc vuông.
- Bước 2: Thả lỏng tay ở hai bên, hít thở sâu.
- Bước 3: Duy trì tư thế này 5 - 10 phút.
Duy trì bài tập này 3 - 4 lần/ngày sẽ làm giảm áp lực máu dồn về vùng hậu môn, cải thiện lưu thông máu, giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3.4. Bài tập yoga tư thế em bé
Cách thực hiện bài tập yoga tư thế em bé gồm các bước:
- Bước 1: Quỳ gối trên sàn, mông đặt trên gót chân.
- Bước 2: Cúi người về phía trước, trán chạm sàn, tay duỗi thẳng dọc theo thân người sau đó giữ nguyên tư thế 1 - 3 phút kết hợp hít thở đều.
Đây là bài tập thể dục chữa bệnh trĩ có tác dụng giảm áp lực ở vùng bụng và hậu môn, cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ tiêu hóa và giúp cơ thể được thư giãn.
Tư thế em bé trong yoga là bài tập thể dục chữa bệnh trĩ giúp cải thiện khả năng co búi trĩ
4. Nguyên tắc khi thực hiện bài tập chữa bệnh trĩ và những bài tập nên tránh
Để quá trình tập luyện những bài tập trên đạt hiệu quả và an toàn, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tập luyện nhẹ nhàng, không tiến hành động tác quá mạnh hoặc tạo áp lực cho bụng dưới.
- Duy trì đều đặn mỗi ngày, tốt nhất từ 15 - 30 phút/lần.
- Kết hợp chế độ ăn giàu chất xơ và uống đủ nước.
- Tránh ngồi xổm lâu, không rặn khi đại tiện.
- Ngưng tập khi có cảm giác đau nhói hoặc chảy máu nhiều.
Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh nên tránh các bài tập sau để không tăng áp lực cho vùng hậu môn:
- Tập tạ nặng, squat sâu hoặc deadlift.
- Chạy nước rút, nhảy dây hoặc tập HIIT cường độ cao.
- Đạp xe lâu.
Các bài tập thể dục chữa bệnh trĩ trên đây chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và hỗ trợ co búi trĩ, không phải là phương án điều trị bệnh.
Nếu xuất hiện các triệu chứng như: chảy máu hậu môn nhiều khi đi đại tiện, đau rát hậu môn, có búi trĩ sa ra ngoài hậu môn,... quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được chẩn đoán và tư vấn điều trị tốt nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!