Các tin tức tại MEDlatec
Khi nào cần siêu âm tim và những kiến thức liên quan
- 13/06/2019 | Tổng quan về siêu âm vú và những điều bạn cần biết
- 13/06/2019 | Siêu âm ổ bụng có tác dụng gì?
- 13/06/2019 | Tầm quan trọng của siêu âm đầu dò đối với sức khỏe con người
Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể. Nếu chức năng tim bị ảnh hưởng có thể gây bộc phát các cơn đau tim, suy tim hay nhồi máu cơ tim. Để phát hiện ra các bệnh lý hay dấu hiệu bất thường về tim, người ta sử dụng phương pháp siêu âm tim. Khi nào cần siêu âm tim, những kiến thức liên quan là gì, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Siêu âm tim là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay phát hiện ra những bệnh lý về tim
1. Siêu âm tim là gì?
Siêu âm tim là một trong những phương pháp thăm dò, không xâm lấn, không gây đau hay gây hại cho sức khỏe con người. Dùng kĩ thuật này, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim, cấu trúc, kích thước và chức năng tim thông qua hình ảnh được ghi lại. Từ đó có thể phân tích, đánh giá tình trạng của tim.
Bác sĩ siêu âm để kiểm tra các bất thường ở tim, trong chẩn đoán các bệnh lý ở tim, cho thấy kích cỡ, độ dày mỏng, khả năng bơm máu cũng như các hoạt động khác của tim.
2. Siêu âm tim phát hiện những bất thường nào của cơ thể?
Bằng sóng siêu âm, bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc tim, đồng thời kiểm tra những bất thường khi tim hoạt động. Cụ thể cho phép biết được:
-
Cách tim hoạt động, co bóp;
-
Kích thước và hình dạng tim;
-
Kích thước và chuyển động bơm của các thành tim;
-
Sức bơm của tim;
-
Các van tim hoạt động bình thường hay không;
-
Van tim có bị hẹp hay không;
-
Có máu trào ngược qua van tim không;
-
Có khối u, khối viêm nhiễm xung quanh van tim, cơ tim, mạch máu hay không.
Bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc tim, cũng như các hoạt động của tim qua việc siêu âm tim
Với những thông số này các bác sĩ có thể chẩn đoán các vấn đề có thể gặp ở tim mạch như:
-
Vấn đề về các mạch máu lớn vào và ra khỏi tim;
-
Các vấn đề về cơ tim, màng trong, màng ngoài của tim;
-
Các bệnh lý van tim;
-
Các lỗ bất thường giữa các buồng tim;
-
Cục máu đông trong buồng tim.
3. Dấu hiệu cảnh báo bạn cần siêu âm tim
Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện dưới đây, bạn cần đi siêu âm tim.
-
Người bệnh có biểu hiện, triệu chứng bất thường như tức ngực, khó thở, đau thắt ngực;
-
Van tim bị tổn thương;
-
Kiểm tra tình trạng hoạt động của tim;
-
Đối với người được chỉ định phẫu thuật tim, siêu âm tim để bác sĩ nắm được các thông số;
-
Siêu âm tim để nắm được độ rộng của lỗ van tim, van đóng kín hay hở;
-
Để phát hiện dị tật cho thai nhi;
-
Theo dõi biến chứng của bệnh lên bệnh mạch vành.
4. Những lưu ý khi tiến hành siêu âm tim?
Trước khi siêu âm, người bệnh nên cởi bỏ quần áo để thực hiện thăm khám bệnh. Bác sĩ sẽ dùng một đầu dò có sóng siêu âm di chuyển xuyên qua da ngực hướng về tim.
Khi siêu âm, người bệnh nên nằm nghiêng trái, bác sĩ thoa gel lên vùng cơ thể nơi đầu dò có sóng siêu âm tiếp xúc để hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da bệnh nhân. Kết quả siêu âm tim sẽ được thể hiện bằng hình ảnh hiển thị trên máy tính.
Siêu âm có thể được tiến hành trong khoảng 15-30 phút, người bệnh có thể nằm nghiêng một bên theo sự chỉ định của bác sĩ.
Siêu âm tim có thể được tiến hành trong khoảng 15-30 phút
4.1. Siêu âm tim khác biệt gì so với siêu âm thông thường?
Khi siêu âm, người bệnh không cần chuẩn bị đặc biệt nào trước khi thực hiện siêu âm.
Siêu âm tim được tiến hành kỹ thuật theo 3 phương pháp: Siêu âm gắng sức, siêu âm Doppler, siêu âm qua thực quản. Mỗi một kỹ thuật siêu âm có chức năng, công dụng khác nhau.
-
Siêu âm gắng sức: Khi bác sĩ tiến hành đo điện tim, hoặc cho bệnh nhân uống loại thuốc có thể làm tim đập nhanh và mạnh hơn.
-
Siêu âm Doppler được chỉ định để đo vận tốc dòng máu ở các vị trí trong buồng tim.
-
Siêu âm qua thực quản: Người bệnh phải nuốt một đầu dò có gắn sợi dây cáp quang mỏng có kết nối với máy siêu âm.
4.2. Tác dụng phụ hoặc biến chứng có thể gặp khi siêu âm tim
Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán và kiểm tra tim mạch hiện đại, cho hình ảnh rõ nét. Hơn nữa, siêu âm tim thông thường qua ngực không gây đau, không có biến chứng. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:
-
Trong trường hợp có gắn các điện cực theo dõi điện tim cùng lúc thì người bệnh sẽ cảm giác khó chịu khi bác sĩ tháo bỏ băng dính gắn các điện cực trên ngực.
-
Cổ họng đau trong vài giờ nếu siêu âm tim qua thực quản, hiếm trường hợp ống siêu âm làm xước cổ họng bên trong. Trong quá trình siêu âm, có thể bạn sẽ gặp phải vấn đề hô hấp do thuốc an thần hoặc lượng oxy hít thở.
-
Việc gắng sức hay dùng thuốc trong siêu âm tim gắng sức có thể gây loạn nhịp tim tạm thời chứ không phải do siêu âm tim.
Trong lúc siêu âm tim, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như cảm thấy khó chịu, cổ họng đau trong vài giờ
5. Lựa chọn cơ sở y tế tin cậy để siêu âm tim
Chắc chắn trước khi quyết định khám chữa bệnh ai cũng băn khoăn không biết lựa chọn địa chỉ y tế nào đáng tin cậy. Gợi ý cho bạn bệnh viện Đa khoa MEDLATEC- là một trong những bệnh viện phía Bắc đi đầu về trang thiết bị máy móc hiện đại. Không chỉ vậy, ở đây hội tụ đội ngũ y bác sĩ lành nghề, tâm huyết, trở thành nơi đặt trọn niềm tin cho nhiều bệnh nhân hiện nay.
Bài viết đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho bạn về tầm quan trọng của siêu âm tim. Tự bảo vệ sức khỏe của bạn bằng cách ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như trên, hãy đi kiểm tra sức khỏe để có kết luận chính xác nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!