Các tin tức tại MEDlatec
Khi nào phải cắt khối u ung thư?
- 06/03/2023 | Các khối u vòm họng lành tính: Điều trị và phòng ngừa
- 07/03/2023 | Các loại khối u hốc mũi và những ảnh hưởng đến sức khỏe
- 15/03/2023 | Khối u đại tràng có nguy hiểm không?
1. Vai trò của phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư
Trong điều trị ung thư thì phẫu thuật là biện pháp cơ bản nhất với mục đích là giúp loại bỏ, ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư. Thời điểm phát hiện ung thư càng sớm thì càng phải nhanh chóng xử lý khối u đó để tránh tình trạng khối u phát triển nhanh và xâm lấn sang cả những tổ chức xung quanh nó.
Tuy nhiên việc điều trị ung thư từ giai đoạn đầu vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là do triệu chứng ung thư khó phát hiện, không rõ ràng nên thường bệnh nhân khi đã bước sang giai đoạn muộn mới bắt đầu đi khám. Lúc này khối u ung thư đã nhân lên mạnh mẽ, gây ra nhiều biến chứng, có thể di căn xa và gây ra vô vàn khó khăn trong công tác điều trị.
Phẫu thuật không những giúp người bệnh loại bỏ các dấu vết ung thư mà bên cạnh đó còn có tác dụng xác định giai đoạn của bệnh, tiên lượng khả năng phát triển lâm sàng và giúp xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Phẫu thuật sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u ác tính
Hiện nay nhờ sự cải tiến không ngừng của lĩnh vực y khoa, các trang thiết bị đã được nâng cấp hơn rất nhiều so với trước đây. Vì thế nên việc điều trị ung thư cũng được cải thiện, đặc biệt là phẫu thuật đã giúp loại bỏ dứt điểm khối u ung thư cho nhiều trường hợp bệnh nhân, từ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị và hồi phục sau này.
Ngày nay phẫu thuật trong điều trị ung thư được triển khai dưới các hình thức sau: phẫu thuật mở, áp lạnh, mổ nội soi, sử dụng sóng cao tần, phẫu thuật bằng tia laser, ghép tạng, vi phẫu, phẫu thuật kiểm soát dưới kính hiển vi, xạ phẫu, ứng dụng robot trong phẫu thuật.
Ngoài kỹ thuật nêu trên thì hóa trị, xạ trị và điều trị nội khoa cũng được áp dụng trong điều trị ung thư. Mục tiêu chung của các phương pháp này đều là giúp loại bỏ khối u hoàn toàn và ngăn ngừa khả năng ung thư tái phát trong tương lai.
2. Khi nào phải cắt khối u ung thư?
Có thể thấy phẫu thuật là biện pháp điều trị chính thường được cân nhắc trong đa số các trường hợp bị ung thư. Tuy nhiên nhiều người đều có chung một thắc mắc đó là “khi nào phải cắt khối u ung thư?”. Thời điểm thích hợp để loại bỏ khối u này còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, chỉ định của bác sĩ và nguyện vọng của người bệnh.
Thông thường đối với những trường hợp bị ung thư giai đoạn đầu, khi khối u còn chưa xâm lấn và di căn xa thì có thể sử dụng biện pháp phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định phối kết hợp phẫu thuật với các phương pháp khác như xạ trị hay hóa trị liệu trước hoặc sau phẫu thuật để loại bỏ triệt để khối u cũng như các dấu vết của tế bào ung thư nhằm phòng tránh nguy cơ tái phát.
Khi nào phải cắt khối u ung thư sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố quyết định
Cần lưu ý rằng phẫu thuật là biện pháp điều trị đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm tiến hành. Mặt khác việc điều trị còn liên quan trực tiếp tới sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân nên cần phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện. Quy trình đó bao gồm:
-
Chẩn đoán tình trạng bệnh;
-
Xây dựng phác đồ điều trị thích hợp nhất;
-
Phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau;
-
Theo dõi sau phẫu thuật.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá chung tình hình sức khỏe, test chức năng của các cơ quan tim, phổi, thận và kiểm soát ổn định các bệnh lý mạn tính (nếu có).
3. Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật ung thư
Sau khi đã trải qua một cuộc đại phẫu thì thời gian hồi phục, chăm sóc sau này cũng rất quan trọng. Khi đó bệnh nhân cần được theo dõi kỹ lưỡng, áp dụng một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Bên cạnh đó, người thân cũng cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu phát hiện ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần thông báo lại ngay cho bác sĩ. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải sau phẫu thuật bao gồm:
-
Các biến chứng sớm xảy ra ngay sau phẫu thuật đó là tổn thương xung quanh vị trí khối u cũ, chảy máu không ngừng ở vết thương;
-
Các biến chứng khác xảy ra muộn hơn còn tùy thuộc vào vị trí cơ quan bị ung thư;
-
Khối u xuất hiện lại ở vị trí khác và di căn xa.
Do đó bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị ung thư không nên lơ là, chủ quan mà cần tuân thủ những chỉ định dùng thuốc, lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ và tái khám theo lịch hẹn.
Trong trường hợp bạn đang trải qua các triệu chứng cảnh báo một bệnh lý ung thư nào đó, hoặc đơn giản là có nhu cầu tầm soát ung thư thì có thể đến khám tại Chuyên khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm của Chuyên khoa sẽ giúp bạn thăm khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn các phương pháp điều trị cũng như chăm sóc cơ thể một cách khoa học.
Khi bệnh nhân bị ung thư giai đoạn đầu thường sẽ là thời điểm thích hợp nhất để phẫu thuật
Đặc biệt Chuyên khoa Ung bướu của MEDLATEC còn sở hữu hệ thống thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại giúp hỗ trợ hiệu quả cho công tác chẩn đoán và tư vấn điều trị. Từ hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh như: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang, máy siêu âm, nội soi tiêu hóa CFQ 150i, đốt sóng cao tần, cho đến hệ thống máy Accelerator A3600 Abbott (Mỹ) xét nghiệm tự động thuộc Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế,... sẽ giúp đưa ra kết quả chẩn đoán nhanh chóng, chính xác.
Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã biết thời điểm thích hợp khi nào phải cắt khối u ung thư. Nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn khác cần được giải đáp thì có thể truy cập vào trang web chính thức của MEDLATEC để cập nhật các thông tin hữu ích về sức khỏe, hoặc liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!