Các tin tức tại MEDlatec
Khô miệng khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- 20/07/2021 | Tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm? Nguyên nhân và cách điều trị
- 02/07/2021 | Nguyên nhân và cách chữa khô miệng hiệu quả tại nhà
- 01/09/2021 | Tình trạng khô miệng có nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
1. Khô miệng khi ngủ dậy là như thế nào?
- Nước bọt mang nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:
Khô miệng khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe
+ Làm sạch khoang miệng và răng bằng cách rửa trôi những mảng thức ăn trên bề mặt răng.
+ Một số loại enzym trong nước bọt có tác dụng chống lại vi khuẩn và giúp phòng tránh tình trạng hôi miệng.
+ Nước bọt còn có chứa khoáng chất và protein, có tác dụng rất hiệu quả trong việc bảo vệ men răng đồng thời ngăn ngừa sâu răng cũng như một số vấn đề về nướu.
- Khi tuyến nước bọt không sản xuất đủ nước bọt sẽ xảy ra tình trạng khô miệng, thậm chí còn khiến bệnh nhân có cảm giác như bỏng rát ở trong miệng. Tình trạng khô miệng khi ngủ dậy còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:
+ Đau họng, khô mũi.
+ Khàn tiếng, khó nói và khó nuốt.
2. Khô miệng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?
Rất nhiều người chủ quan với tình trạng khô miệng khi ngủ dậy. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe của chúng ta. Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà mức độ nguy hiểm của bệnh cũng sẽ khác nhau.
- Trước hết, khô miệng có thể gây ảnh hưởng đến vị giác của bạn, khiến bạn khó nhai, khó nuốt và chán ăn. Khi đó, cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khô miệng cũng làm tăng nguy cơ hôi miệng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Tuyến nước bọt sản xuất quá ít nước bọt cũng chính là nguyên nhân khiến cho những mảng bám hình thành ở nướu, khiến vi khuẩn có thêm cơ hội để tấn công răng và khoang miệng,… từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
- Những trường hợp mắc bệnh khô miệng do một số bệnh lý nào đó như viêm nha chu, viêm loét dạ dày,… cũng cần được điều trị sớm để tránh tình trạng bệnh tiến triển mạnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.
- Bên cạnh đó, tình trạng khô miệng kéo dài cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý của người bệnh.
3. Nguyên nhân gây khô miệng thường gặp
Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng nhưng dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Thở bằng miệng do ngủ ngáy, do bị nghẹt mũi, do thói quen hoặc thậm chí là do bệnh lý ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ,… Nếu thở bằng miệng, bạn sẽ có cảm giác miệng rất khô khi thức giấc.
- Thiếu nước: Mỗi ngày chúng ta nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước để các hoạt động trong cơ thể diễn ra nhịp nhàng hơn. Việc bổ sung nước không đầy đủ sẽ khiến tuyến nước bọt không được cung cấp đủ nước để thực hiện vai trò của nó và cuối cùng dẫn tới khô miệng. Ngoài ra, nếu bạn bị tiêu chảy, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, mất máu,… cũng là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác khô miệng khi vừa ngủ dậy.
- Vấn đề tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị khô miệng sẽ càng cao. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, lão hóa không phải nguyên nhân gây khô miệng. Nguyên nhân chủ yếu là do người già phải sử dụng quá nhiều thuốc điều trị thậm chí kết hợp nhiều loại thuốc có dẫn tới khô miệng.
- Do tổn thương dây thần kinh: Nếu dây thần kinh ở não bộ bị tổn thương sẽ khiến cho việc sản xuất nước bọt bị gián đoạn. Chính vì thế, bệnh nhân có cảm giác miệng khô sau khi tỉnh giấc.
Thở bằng miệng cũng là nguyên nhân gây khô miệng
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, một số loại thuốc điều trị trầm cảm, thuốc dị ứng, thuốc tiêu chảy, thuốc giảm cân,...
- Mắc một số bệnh lý: Khi bị khô miệng bạn cũng không thể chủ quan vì nguyên nhân của tình trạng này có thể là đột quỵ, trào ngược dạ dày, thực quản, bệnh quai bị, parkinson,...
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến đã kể đến phía trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tình trạng hôi miệng như thói quen hút thuốc lá thường xuyên, tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị bệnh, có thể kể đến như hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư, thói quen uống rượu,…
4. Những cách cải thiện tình trạng khô miệng khi ngủ
Dưới đây là cách khắc phục tình trạng khô miệng mà bạn có thể tham khảo:
- Uống nước mỗi ngày với mức từ 1,5 - 2 lít.
- Tăng cường nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là những loại thực phẩm có tính mát chẳng hạn như một số loại rau hoặc trái cây. Tránh những loại đồ uống gây kích thích.
- Cần vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Hãy thở bằng mũi và tránh thở bằng miệng.
- Nếu nguyên nhân khô miệng là do các loại bệnh lý: Người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh lý này để được điều trị hiệu quả.
- Nguyên nhân là do những thói quen xấu thì cần phải điều chỉnh lại, giữ những thói quen sống lành mạnh và tích cực.
Uống đủ nước mỗi ngày để phòng ngừa khô miệng do thiếu nước
Trong trường hợp khô miệng khi ngủ dậy chỉ xảy ra vài hôm và sau khi bạn điều chỉnh thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng, triệu chứng này sẽ chấm dứt. Ngược lại, nếu tình trạng khô miệng kéo dài, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và lêc phác đồ điều trị phù hợp.
Như vậy, những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây khô miệng, đồng thời là những cách điều trị hiệu quả. Bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và đặt lịch khám sớm. MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành và được đầu tư quy mô về trang thiết bị khám chữa bệnh, nên bạn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ tại đây.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!