Các tin tức tại MEDlatec
Không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng có sao không và cách điều trị
- 01/03/2023 | Bị ho kiêng gì và các thực phẩm nên sử dụng cho người bị ho
- 13/04/2023 | Người bị ho có ăn được thịt gà không?
- 15/06/2023 | Bị ho nhưng không sốt là bệnh gì?
- 19/06/2023 | Cách ứng phó khi trẻ sơ sinh bị ho
1. Vì sao không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng?
Trước khi giải thích về vấn đề này, bạn cần hiểu đờm là gì. Đây là một chất dịch nhầy được tiết ra từ đường hô hấp. Đờm bao gồm nhiều thành phần như chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu và cả những chất độc hại đã xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.
Nhiều người không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng
Đờm thường là yếu tố khiến chúng ta xảy ra phản ứng ho. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều trường hợp không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng là vì những lý do sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi các loại virus, vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và khiến cho đờm tiết ra nhiều hơn nhưng người bệnh lại không có phản ứng ho.
- Viêm amidan: Khi bị viêm amidan, đường hô hấp tiết ra nhiều đờm hơn nhưng người bệnh có thể không bị ho. Người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như sốt, sưng và đau rát họng, khi nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt có cảm giác đau và khó chịu,...
- Viêm họng hạt: Đây là một dạng nhiễm trùng mạn tính và rất dễ điều trị khỏi dứt điểm. Khi bị viêm họng hạt, cổ họng bệnh nhân có thể chứa nhiều đờm nhưng lại không có triệu chứng ho. Ngoài ra, người bệnh thường có biểu hiện khó nuốt, khó thở, ngứa rát họng, sổ mũi,...
- Cảm lạnh: Đây là bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ ai. Khi bị cảm lạnh, bệnh nhân có thể ho khan hoặc một số trường hợp không bị ho nhưng lại tích tụ đờm ở cổ họng. Buổi sáng và ban đêm là thời điểm hay có đờm nhất.
Ung thư vòm họng có thể là nguyên nhân khiến cổ họng của bạn tiết nhiều đờm
- Ung thư vòm họng: Khi bị ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Tuy không có triệu chứng ho nhưng bệnh nhân có thể bị khàn giọng, mất tiếng, có đờm ở cổ họng, thậm chí khạc ra máu, tức ngực, ù tai, khó thở,... Đây là căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm.
- Bị lệch vách ngăn mũi: Một số trường hợp có vấn đề về cấu trúc mũi, dị tật bẩm sinh hoặc do chất thương cũng có thể gây ra tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng.
- Do một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi, viêm phế quản hay lao phổi,...
- Các nguyên nhân khác:
+ Do môi trường sống bị ô nhiễm, môi trường sống có nhiều khói thuốc lá,...
+ Môi trường làm việc có chứa nhiều hóa chất, khói bụi, phấn hoa,...
Ca sĩ là những người dễ bị ho và gặp phải các vấn đề sức khỏe ở cổ họng.
+ Do thường xuyên phải nói và hát liên tục.
+ Đường hô hấp ở người có thói quen hút thuốc lá cũng thường tiết đờm nhiều hơn bình thường và đờm dễ bị ứ đọng tại cổ.
+ Do tiêu thụ những loại thực phẩm làm tăng kích thích tiết đờm ở cổ họng: Chẳng hạn như ăn nhiều sữa, trứng, ngũ cốc,.. khi đang bị cảm cúm hoặc bị kích ứng do uống đá lạnh.
+ Do thói quen lười uống nước và thường xuyên tiêu thụ cà phê, trà,...
+ Thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về đường hô hấp.
2. Điều trị tình trạng không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng
Nếu có biểu hiện không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng, bạn nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, đồng thời phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây tiết đờm nhiều ở cổ họng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.
Với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như sau:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm hoặc có thể dùng nước muối sinh lý.
- Vào mùa lạnh cần giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng họng.
- Thường xuyên giữ vệ sinh nhà cửa và không gian sống. Không gian sống sạch sẽ và thoáng đãng, ít bụi bẩn thì nguy cơ mắc bệnh cũng giảm đi rất nhiều.
Bệnh nhân nên uống nhiều nước mỗi ngày
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh như sau:
+ Uống nhiều nước: Mỗi người nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
+ Trong chế độ ăn hàng ngày, nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể và nâng cao sức đề kháng.
+ Lưu ý, để tránh tăng tiết dịch đờm trong cổ họng, bạn không nên ăn những loại thực phẩm như ngũ cốc, sữa, đậu nành, lúa mì,...
+ Không nên uống đá lạnh hay những loại thực phẩm được ướp hay chế biến lạnh.
+ Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng.
+ Không ăn những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ngứa họng, nhất là các loại hạt, có thể kể đến như hạt vừng, lạc, hướng dương,...
+ Không uống bia rượu và bỏ thói quen hút thuốc lá.
+ Không nên nói quá to, không la hét và hạn chế nói liên tụ. Trường hợp công việc yêu cầu phải nói liên tục thì nên uống nước ấm giữa khoảng thời gian nghỉ ngơi khi nói.
+ Hạn chế đến những nơi có nhiều khói bụi và hóa chất độc hại.
+ Nghỉ ngơi hợp lý.
+ Tập thể dục mỗi ngày.
Bạn nên đi khám tai mũi họng nếu có biểu hiện nhiều đờm nhưng không ho
Trên đây là những nguyên nhân khiến bạn không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Nếu có biểu hiện này, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý nguy hiểm thì cần được điều trị sớm để phòng ngừa nguy cơ biến chứng.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh, hãy liên hệ đến Chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết về cách đặt lịch nhanh chóng cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!