Các tin tức tại MEDlatec
Làm thế nào để móng tay mọc nhanh hơn?
- 28/02/2023 | Móng tay bị rỗ do những nguyên nhân nào?
- 12/05/2023 | Thuốc trị nấm móng tay: phân loại - công dụng và lưu ý khi dùng
- 05/04/2023 | Móng tay đen là dấu hiệu của bệnh gì?
1. Nguyên nhân khiến móng tay yếu và lâu dài
Tốc độ trung bình phản ánh sự phát triển của móng tay ở người trưởng thành khỏe mạnh là 3,5mm một tháng. Thế nhưng vì một lý do nào đó mà móng tay có thể chậm phát triển, giòn, yếu. Một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này là:
1.1. Tiếp xúc với chất tẩy rửa thường xuyên
Móng tay có thể xuống cấp nghiêm trọng nếu thường xuyên để tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Đó có thể là nước tẩy quần áo, bồn cầu, hoặc các loại xà phòng có chứa chất tẩy rửa mạnh. Những hóa chất này thường ức chế tình trạng phát triển của móng, khiến móng mọc chậm và yếu hơn.
Thường xuyên tiếp xúc chất tẩy rửa có thể khiến móng tay bị yếu
Thực tế, các chất tẩy rửa thường chứa nhiều thành phần gây kích ứng da, lâu dần dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Đầu móng tay có thể sẽ bị hoại tử nếu không can thiệp kịp thời.
1.2. Chăm sóc móng tay không đúng cách
Nhiều người thường sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để chăm sóc da, nhưng lại bỏ qua quá trình chăm sóc móng. Thực tế, mỗi người đều phải dành thời gian chăm sóc móng đúng cách thì mới sở hữu được một bộ móng chắc khỏe.
Để móng phát triển khỏe mạnh, bạn có thể sử dụng mặt nạ dưỡng móng hoặc các sản phẩm dưỡng khác đang được bày bán trên thị trường.
1.3. Thiếu dinh dưỡng
Cơ thể hấp thụ không đủ chất do ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển của móng. Việc thiếu đi các chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, D khiến móng không thể nhanh dài.
Sức khỏe của móng cũng sẽ bị ảnh hưởng đối với những người đang trong quá trình hóa trị và xạ trị. Móng tay của nhiều người ở trong trường hợp này thậm chí còn bị chuyển màu.
1.4. Tình trạng thể chất
Sức khỏe của móng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sức khỏe của cơ thể. Những người có tình trạng thể chất kém thì móng tay cũng mỏng và dễ gãy hơn, so với người phát triển khỏe mạnh bình thường thì móng mọc rất chậm và không đều.
Những người đang mắc các bệnh lý về gan, tuyến giáp, bệnh vẩy nến hay thiếu máu... thường gặp phải tình trạng này.
Móng tay dễ nứt và gãy trên cơ thể người có thể trạng yếu
Theo tuổi tác, móng cũng có thể mọc chậm hơn. Tức là móng tay mọc nhanh hơn ở người trẻ, và dần trở nên suy yếu khi về già.
Những người có nội tiết tố thay đổi như phụ nữ mang thai thường có móng tay mọc nhanh hơn những người bình thường.
2. Bí quyết giúp móng mọc nhanh dài
Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện các mẹo sau đây là có thể sở hữu được bộ móng dài, chắc khoẻ như ý.
2.1. Bổ sung biotin
Một trong những loại vitamin mà bạn cần bổ sung để giúp móng nhanh mọc hơn là Biotin. Biotin là một loại vitamin B cơ bản, có khả năng giúp cơ thể biến thức ăn thành dòng năng lượng. Đây cũng là loại dưỡng chất có trong nhiều loại dầu gội đầu để kích thích khả năng phát triển chắc khỏe của tóc.
Hiệu quả cải thiện móng rõ rệt nhất được ghi nhận trong vòng vài tuần tới một tháng, khi bạn sử dụng biotin với liều lượng là 2,5mg mỗi ngày. Loại vitamin này có thể được tìm thấy ở trong tự nhiên, trên các loại động, thực vật dưới đây:
-
Các loại hạt ngũ cốc.
-
Các loại hạt đậu.
-
Có trong bơ hạt và quả hạch, chuối.
-
Súp lơ trắng
-
Có trong men bia hoặc trứng được làm chín.
-
Có trong nấm.
-
Cá mòi.
2.2. Dùng chất làm cứng móng
Có nhiều trường hợp móng mọc nhanh dài nhưng không chắc khỏe, điều này khiến cho móng thường dễ bị gãy. Vì thế mà các nhà sản xuất đã phát minh ra các loại chất làm cứng móng, giúp củng cố sự chắc khỏe của móng.
Chất làm cứng móng thường giống như chất đánh bóng móng. Nó có thể được rửa sạch bằng chất tẩy sơn móng thường dùng. Mặc dù hữu ích trong việc giúp móng trở nên cứng cáp hơn, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý tới hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn.
2.3. Hạn chế cho móng tiếp xúc với keo và chất đánh bóng
Tình trạng suy yếu móng tay có thể sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại móng tay giả dán keo kém chất lượng. Nó không chỉ khiến cho bộ móng dễ bị gãy mà còn làm chậm quá trình phát triển của móng.
Bạn chỉ nên sử dụng các loại sơn móng tay lành tính hoặc không chứa chất độc hại (dibutyl phthalate, fomanđehit, toluen,…). Điều này sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển và giúp móng tay mọc nhanh hơn.
Hạn chế để móng tay tiếp xúc với keo và chất đánh bóng
3. Khi nào cần chú ý tới sức khỏe của móng tay?
Như đã đề cập ở trên, móng tay có thể phát triển bất thường khi sức khỏe của bạn không tốt. Nếu đi kèm với một số biểu hiện sau đây, rất có thể cơ thể bạn đang gặp một vấn đề nào đó:
-
Móng mọc chậm.
-
Màu sắc của móng chuyển vàng.
-
Móng bị nứt gãy.
-
Móng thô ráp, sần sùi.
Sức khỏe của móng tay rất quan trọng
Trên thực tế, tình trạng sức khỏe của móng tay cũng phản ánh nên tình trạng sức khỏe tổng thể trên cơ thể người. Vì vậy khi thấy móng tay không mọc nhanh, và xuất hiện nhiều tình trạng bất thường, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám.
Để cải thiện tình trạng móng yếu, mọc chậm, hay muốn móng tay mọc nhanh hơn, bạn nên đặt ra một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hãy cân bằng bữa ăn của mình bằng cách sử dụng kết hợp giữa hoa quả với trái cây tươi. Bạn vẫn phải đảm bảo cung cấp nguồn protein dồi dào, thêm các chất béo lành mạnh và nạp đủ lượng carbohydrate.
Móng tay sẽ không thể chắc khỏe một cách kỳ diệu nhưng có thể cải thiện sau một thời gian. Để móng tay mọc nhanh hơn, bạn đừng bỏ qua những mẹo ở trên nhé! Bên cạnh đó, nếu cần được tư vấn các vấn đề về sức khỏe khác, hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, bạn có thể gọi đến số tổng đài của bệnh viện 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!