Các tin tức tại MEDlatec
Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của u nang buồng trứng?
- 03/03/2021 | Mổ u nang buồng trứng bao lâu thì lành và cách chăm sóc
- 14/01/2021 | Cùng bạn tìm hiểu về biểu hiện u nang buồng trứng
- 19/03/2021 | U nang buồng trứng có phải mổ không? Khi nào thì nên mổ?
1. Tìm hiểu đáp án của câu hỏi u nang buồng trứng là gì?
Những khối u hình thành và phát triển tại buồng trứng, do có vỏ mỏng nên được gọi là u nang buồng trứng, bên trong các u nang thường chứa dịch hoặc một số thành phần khác. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đa số bệnh nhân mắc phải thường ở độ tuổi khoảng từ 30 - 45 tuổi.
Hình ảnh minh họa về hình dạng buồng trứng bình thường và khi có u nang
Bệnh lý u nang ở buồng trứng được phân thành hai dạng chính:
U nang cơ năng
U nang cơ năng là khối u được hình thành từ sự rối loạn các hoạt động nội tiết của buồng trứng dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng. Chúng có kích thước đường kính khoảng dưới 6cm. Các u nang cơ năng không cần điều trị gì, tự biến mất sau 2 - 3 chu kỳ kinh nguyệt
U nang cơ năng cũng được chia thành các phân loại nhỏ như sau:
-
U nang bọc noãn: được hình thành từ những bọc De Graaf (là noãn đủ trưởng thành và phát triển vượt trội hơn các noãn khác, sẵn sàng cho việc thụ tinh) nhưng không vỡ theo đúng chu kỳ, mà tiếp tục tiết estrogen. Vì vậy, dịch nang thường có màu vàng và chứa một lượng lớn hormone này.
-
U nang hoàng tuyến: thường gặp các trường hợp chửa trứng, u nguyên bào nuôi, có nồng độ hCG cao hoặc đang điều trị với hormone sinh dục tuyến yên với liều cao. Các nang hoàng tuyến sẽ biến mất khi khỏi bệnh.
-
U nang hoàng thể: những khối u chỉ gặp trong khoảng thời gian mang thai, thường gặp ở sản phụ đa thai. U nang tiết nhiều hormone estrogen và progesteron.
U nang thực thể
Được hình thành và phát triển từ các tổn thương thực thể của buồng trứng. Chúng có thể là u lành tính hoặc là u ác tính (ung thư buồng trứng) hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.
U nang thực thể cũng có 3 nhóm phân loại riêng:
-
U nang bì: các khối u thường có kích thước nhỏ, cuống dài, bên trong chứa các tổ chức như tuyến bã, răng, tóc, dịch bã đậu có nguồn gốc từ bào thai. Bệnh nhân lứa tuổi trẻ thường có nguy cơ mắc phải dạng u nang này.
-
U nang nước: cũng là một dạng thường gặp ở người trẻ tuổi, khối u thường chỉ là 1 túi trơn, có dịch, phần cuống dài và vỏ mỏng. Dịch bên trong u nang thường có màu vàng chanh hoặc trong suốt.
-
U nang nhầy: kích thước của u nang có thể phát triển lớn, có thể phát triển nhiều túi. Dịch trong khối u thường đặc, nhầy, màu vàng nhạt hoặc nâu. Những khối u có thể kết dính với các tạng xung quanh.
Đây là căn bệnh mọi chị em phụ nữ ở lứa tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc phải
2. Các dấu hiệu nào cho thấy bạn có khả năng đã mắc bệnh?
Hầu hết các u nang buồng trứng thường không có triệu chứng điển hình, đa phần được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe hoặc khám vô sinh.
Các dấu hiệu nhận biết bạn có thể bị mắc u nang buồng trứng:
-
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng kinh.
-
Đau bụng dưới với tính chất âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào sự phát triển của khối u nang.
-
Đau khi quan hệ.
-
Đau lưng.
-
Một số biểu hiện khác: đi tiểu nhiều lần, sốt, mệt mỏi, buồn nôn,…
Bạn cần lưu ý cẩn thận mọi biểu hiện bất thường dù chỉ nhỏ nhất
Các dấu hiệu này thường gặp ở nhiều bệnh lý phụ khoa khác. Do vậy, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, giúp phát hiện sớm và điều trị sớm u nang buồng trứng.
3. Nếu tình trạng bệnh kéo dài thì vấn đề gì sẽ xảy ra?
Tiến triển bệnh kéo dài không chỉ làm cho mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng lên, mà cơ thể bạn cũng sẽ phải chịu một số biến chứng khác, có thể kể đến như:
Xoắn u nang
Đây là biến chứng thường gặp nhất. Nguyên nhân bởi các khối u có cuống dài, đường kính trung bình (từ 8 - 15cm) nên dễ bị xoắn lại. Có 2 hình thức xoắn:
-
Xoắn cấp tính: bệnh nhân thường đau bụng dữ dội do tình trạng xoắn diễn ra đột ngột, có thể dẫn đến ngất xỉu, nôn, buồn nôn.
-
Xoắn bán cấp: tính chất đau diễn ra từ từ, âm ỉ. Một số bệnh nhân thay đổi tư thế sẽ giúp thuyên giảm hoặc ngừng cơn đau. Tuy nhiên, triệu chứng vẫn còn nguy cơ tái diễn.
Chảy máu trong nang
Đây là biến chứng thường xảy ra sau khi u nang bị xoắn. Do vị trí xoắn thắt chặt, máu ứ không trở về được nang to dần lên, gây vỡ mạch và chảy máu.
Vỡ u nang
Tình trạng này có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên như: u nang không được điều trị kịp thời, sang chấn, cử động mạnh, tai nạn. Từ đó dẫn đến xuất huyết trong ổ bụng.
Viêm nhiễm
Do tình trạng u nang kết dính với mô cơ quan lân cận, từ đó hình thành nên các ổ viêm nhiễm.
Chèn ép
Khi khối u phát triển với kích thước lớn hơn có thể gây áp lực lên các cơ quan tạng xung quanh, dẫn đến một số biến chứng khác như bán tắc ruột, đại tiểu tiện khó,...
Ung thư
Ung thư thường xảy ra với cả ba loại u nang thực thể. Trong đó thể u nang nước thường dễ chuyển biến thành khối u ác tính nhất. Bệnh nhân thường có những biểu hiện như thể trạng gầy, u to nhanh, nhiều thuỳ xâm lấn các tạng xung quanh
Tác động đến thai nhi
Các khối u nang có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như gây sẩy thai, sinh non, u tiền đạo, ngôi bất thường, xoắn u nang sau sinh,…
Nếu bệnh nhân được can thiệp sớm sẽ giúp ngăn chặn các tiến triển và biến chứng của bệnh
Để phòng ngừa căn bệnh u nang buồng trứng cũng như các hậu quả do nó để lại. Ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh, chung thủy, bạn còn cần phải thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các triệu chứng của bệnh ngay từ sớm. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi để nhận được sự chăm sóc tận tình nhất. Liên hệ 1900.56.56.56 để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!