Các tin tức tại MEDlatec
Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng xoắn buồng trứng?
- 23/02/2021 | Xoắn buồng trứng - biến chứng nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ thời kỳ thai sản
- 27/02/2021 | Thông tin tổng quan về tình trạng xoắn buồng trứng
1. Khái quát thông tin về xoắn buồng trứng
Xoắn buồng trứng là một trong những căn bệnh thường gặp nhất trong những ca bệnh cấp cứu phụ khoa. Tình trạng này xảy ra khi buồng trứng đột ngột bị xoắn lại do các dây chằng và mô xung quanh quấn lại, từ đó khiến dòng máu không thể cung cấp dưỡng chất đến buồng trứng và gây hoại tử,...
Nguy hiểm hơn, căn bệnh này có thể đột ngột diễn ra, không cần phụ thuộc vào thời gian tiến triển, mức độ xoắn,… Đồng thời, tình trạng bệnh kéo dài còn có thể dẫn đến các biến chứng khác như viêm vùng chậu, viêm phúc mạc,…
Xoắn buồng trứng thường xảy ra đột ngột và khó có thể nhận biết dấu hiệu từ sớm
2. Những yếu tố nào có nguy cơ gây nên hiện tượng này?
Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến buồng trứng bị tác động và vặn xoắn lại có thể kể đến như sau:
Khối u buồng trứng
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất có thể dẫn đến hiện tượng xoắn buồng trứng, bất kể là thể lành tính hay ác. Các khối u buồng trứng có nguy cơ gây ra hiện tượng này như: u nang bì, u nang có xuất huyết trong,… dễ gặp nhất là ở các các khối u có kích thước phát triển lớn.
Do tác động của các phương pháp hỗ trợ sinh sản
Phụ nữ được kích thích buồng trứng trong hỗ trợ sinh sản có nguy cơ bị xoắn buồng trứng cao hơn.
U buồng trứng ở phụ nữ đang có thai
Trong giai đoạn mang thai, buồng trứng sẽ phát triển kích thước lớn hơn để đáp ứng nhu cầu hormone estrogen và progesterone trong suốt quá trình thai nghén. Đồng thời, các cơ quan nâng đỡ cũng dần lỏng lẻo và không chắc chắn hơn. Từ đó có thể gây nên các dấu hiệu và triệu chứng xoắn buồng trứng.
Phẫu thuật
Một số bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ở vùng tiểu khung khiến các cơ quan phần phụ bị dính, làm tăng nguy cơ gây xoắn buồng trứng.
Quá trình mang thai cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên xoắn buồng trứng
3. Những dấu hiệu và triệu chứng xoắn buồng trứng
Xoắn buồng trứng là căn bệnh có tính chất nguy hiểm, không có triệu chứng điển hình. Vì vậy bạn nên ghi nhớ những biểu hiện sau đây để có thể nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng xoắn buồng trứng
Đau bụng
Cơn đau xuất hiện đột ngột, diễn ra liên tục, chỉ một số ít trường hợp đau từng cơn, mang tính chất dữ dội và không thể đáp ứng với thuốc các loại thuốc giảm đau. Vị trí đau thường gặp ở bên phải, tại vùng chậu.
Rối loạn tiêu hóa
Hầu hết các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn, kèm theo triệu chứng bí trung, đại tiện. Vì vậy, có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Người bệnh cũng có thế mang biểu hiện sốt nhưng thường gặp vào giai đoạn muộn.
Một số dấu hiệu khác
Những biểu hiện toàn thân mà bạn đọc cũng cần được lưu ý như sau:
-
Hoa mắt, choáng váng.
-
Tâm trạng hoảng hốt, lo sợ.
-
Vẻ mặt tái xanh, vã mồ hôi.
-
Bụng chướng.
Cơn đau bụng đột ngột là dấu hiệu đáng báo động nhất
4. Căn bệnh này có phương pháp điều trị không?
Bệnh nhân có thể được khỏi bệnh nếu khi cơ thể có những dấu hiệu và triệu chứng xoắn buồng trứng như đã nêu trên cần được đến ngay cơ sở y tế gần nhất, có uy tín để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra biện pháp can thiệp. Như vậy, quá trình điều trị mới mang lại hiệu quả.
Chẩn đoán
Các phương pháp thăm dò giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh một cách rõ ràng có thể kể đến như:
-
Siêu âm tử cung - phần phụ qua ngả âm đạo: hình ảnh trên siêu âm có thể là buồng trứng sưng to, chèn lên phía trước và trên tử cung, các nang noãn phù nề với lớp niêm mạc dày, các mạch máu của buồng trứng bị giảm hoặc mất tín hiệu..
-
Chụp CT, MRI.
-
Xét nghiệm các chỉ số công thức máu, xét nghiệm nước tiểu,…
Việc thực hiện các xét nghiệm, thăm dò còn có tác dụng, phân biệt loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác nhưng có cùng triệu chứng với căn bệnh này.
Điều trị
Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng nhiều nhất trên bệnh nhân xoắn buồng trứng và hầu hết đều đạt kết quả tốt. Việc phẫu thuật thường được khuyến cáo thực hiện càng nhanh càng tốt (tốt nhất trước 6 giờ đồng hồ) để khôi phục lưu lượng máu cho buồng trứng.
Hai hình thức phẫu thuật thường được áp dụng như sau:
-
Phẫu thuật nội soi: Là phương pháp lý tưởng nhất.
-
Phẫu thuật mở ổ bụng: Trong trường hợp buồng trứng không được bộc lộ tốt, hoặc ở cơ sở y tế điều trị không có đủ phương tiện và nhân lực để phẫu thuật nội soi.
Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng nhiều nhất trên bệnh nhân xoắn buồng trứng
5. Xoắn buồng trứng có thể phòng ngừa bằng cách nào?
Dấu hiệu và triệu chứng xoắn buồng trứng không thể dễ dàng phát hiện được, thường xảy ra đột ngột, mang tính chất cấp tính. Chính vì vậy, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Việc này có tác dụng vừa giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề bất thường trên cơ thể, vừa có thể can thiệp kịp thời trước khi tình trạng bệnh chuyển biến xấu.
Nếu bạn còn băn khoăn về các kiến thức, thông tin cũng như còn lo lắng làm không biết làm thế nào để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng xoắn buồng trứng. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra, chẩn đoán. Hoặc bạn cũng có thể gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng theo số điện thoại 1900.56.56.56 để được tư vấn một cách chi tiết, cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!