Các tin tức tại MEDlatec
Lao phổi: Khái quát bệnh lý và phương pháp điều trị
- 23/07/2020 | Bệnh lao phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 01/08/2020 | Người mắc bệnh lao phổi nên ăn gì để mau hồi phục sức khỏe?
1. Khái quát chung về bệnh
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm hô hấp xảy ra ở nhu mô phổi do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra. Vi khuẩn trên còn được gọi là vi khuẩn lao xâm nhập, nó cư trú ở bất kỳ bộ phận nào đó của cơ thể, phát triển mạnh gây lên bệnh. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe người bị nhiễm nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời thì tính mạng có thể bị đe dọa.
Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis
Vi khuẩn lây lan rất nhanh khi người bị nhiễm ho, hắt hơi, sổ mũi, khạc đờm ra môi trường bên ngoài. Vi khuẩn trên còn có khả năng di chuyển tới các bộ phận khác trong cơ thể thông qua đường máu, bạch huyết.
Những dạng hay gặp là lao màng não, lao màng bụng, lao hạch bạch huyết, lao xương khớp. Đặc biệt lao phổi thường gặp nhất có tỷ lệ chiếm 85% số ca bị nhiễm.
Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là:
-
Người thường xuyên tiếp xúc với người nhiễm như người thân trong gia đình, bác sĩ, y tá, bệnh nhân cùng phòng,…
-
Môi trường sống điều kiện y tế kém, ẩm thấp, không sạch sẽ.
-
Người bị mắc các bệnh xã hội như HIV, giang mai,… hoặc ung thư. Lúc này hệ miễn dịch suy giảm, các vi khuẩn thuận lợi tấn công.
-
Người bị đái tháo đường, suy thận, polyp trực tràng, loét dạ dày,…
-
Người hay sử dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy, thuốc lá,…
-
Người sử dụng thuốc gây ức chế miễn dịch, điều trị bệnh bằng hóa trị.
2. Triệu chứng của người nhiễm
Người bị lao phổi có biểu hiện thường rất dễ nhầm sang bệnh lý hô hấp thông thường như viêm họng, viêm phổi,… Vì vậy mọi người thường chủ quan, không đi thăm khám kịp thời dẫn tới tình nghiêm trọng hơn.
Trong khoảng thời gian ủ bệnh, hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Bạn chỉ phát hiện sau khi xuất hiện các biểu hiện điển hình sau:
Ho trong khoảng thời gian dài, liên tục
Các bệnh liên quan tới hô hấp đều có biểu hiện ho như viêm phổi, viêm họng, viêm amidan,… Nhưng nếu ho quá 3 tuần không khỏi, ho dai dẳng dù có sử dụng thuốc kháng sinh thì bạn nên đi thăm khám và điều trị.
Hình thành đờm gây khó chịu cổ họng
Do trong quá trình nhiễm, phế quản hoặc phổi bị tổn thương kích thích dẫn tới hình thành đờm trong cổ họng. Đờm gây bít cổ họng, khó chịu khiến người bệnh hay khạc ra đờm. Giống với triệu chứng ho ở trên, khạc đờm kéo dài quá 3 tuần dù dùng thuốc kháng sinh thì bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn MTB.
Ho ra máu
Theo thống kê Y tế, 60% người bị lao phổi đều có dấu hiệu ho ra máu. Khi xảy ra trường hợp trên do phổi bị tổn thương dẫn đến tình trạng xuất huyết. Ngoài ra, trường hợp ho ra máu cũng có thể là biểu hiện của viêm phổi, ung thư phổi,… Vì vậy khi xuất hiện biểu hiện trên bạn nên đi thăm khám, không nên chủ quan bỏ qua.
Ho ra máu - biểu hiện thường gặp của người bị lao phổi
Có biểu hiện bị sốt nhẹ
Sốt là dấu hiệu bình thường phổ biến hay gặp ở mọi người. Tuy nhiên người bị nhiễm thường có biểu hiện sốt nhẹ, đặc biệt vào buổi chiều muộn.
Khó thở, đau và tức ngực
Khó thở, đau và tức ngực là biểu hiện phổ biến của lao phổi. Lúc này người bệnh ho nhiều kèm theo phổi bị tổn thương dẫn đến hô hấp khó khăn, khó thở và đau tức ngực, khó chịu.
Tức ngực xảy ra ở người bị nhiễm vi khuẩn lao phổi
Cơ thể mệt mỏi, sụt cân, luôn có cảm giác chán ăn
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon dẫn đến sụt cân, cơ thể yếu, tinh thần uể oải, làm việc kém hiệu quả,… Bạn không nên chủ quan cho rằng do áp lực công việc và cuộc sống gây ra, đây có thể là triệu chứng bị lao phổi.
3. Phương pháp điều trị bệnh
Nếu phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị kịp thời thì lao phổi có thể trị khỏi được. Tùy vào tình trạng nhiễm bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng cho bệnh nhân.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Người bệnh nên tuân theo quy trình chữa kể cả khi triệu chứng không còn xuất hiện. Việc tự ý ngưng thuốc có thể khiến cho vi khuẩn còn tồn tại trong cơ thể gây bệnh trở lại.
4. Phòng ngừa bệnh lao phổi
Để phòng ngừa bị nhiễm cũng như sự lây truyền của vi khuẩn, độc giả nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa sau:
-
Tiêm phòng lao từ sớm, đặc biệt nên tiêm cho trẻ nhỏ.
-
Tránh tiếp xúc với người bệnh nếu không sử dụng khẩu trang.
-
Không dùng hoặc tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bị nhiễm, không ở chung phòng với người bệnh.
-
Nơi ở và nơi làm việc phải khô thoáng, sạch sẽ, tránh để bụi bẩn, ẩm mốc.
-
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
-
Thường xuyên tập thể dục, không lạm dụng bia, rượu, chất kích thích và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
-
Rửa tay sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
5. Chuyên khoa hô hấp MEDLATEC - cơ sở hàng đầu tại Việt Nam
Việc lựa chọn cơ sở y tế để thăm khám và điều trị là điều mà độc giả quan tâm. Trong đó MEDLATEC là cơ sở uy tín và chất lượng được nhiều người tin tưởng. Tự hào là cơ sở có hơn 24 kinh nghiệm trong khám và chữa trị, MEDLATEC quy tụ một đội ngũ hùng hậu các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, nhân viên y tế chuyên nghiệp, tận tâm phục vụ.
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang vận hành những trang thiết bị, máy móc đảm bảo đủ điều kiện y tế và được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Vì vậy, thăm khám, chẩn đoán và điều trị lao phổi tại đây sẽ mang lại sự an tâm cho khách hàng. Nếu cần tìm hiểu thêm về dịch vụ, bạn có thể liên hệ số tổng đài 1900565656 để được hỗ trợ.
Với những kiến thức về lao phổi được chia sẻ trên, khi có triệu chứng bạn cần nhanh chóng đi khám và điều trị, tránh để lây lan nhanh ra cộng đồng. Hãy là độc giả hiểu biết, cùng nhau chung tay bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân và cộng đồng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!