Các tin tức tại MEDlatec
Lóc ối là gì và một số phương pháp can thiệp chuyển dạ
- 19/04/2025 | Túi ối méo có sao không? Khắc phục bằng cách nào?
- 21/04/2025 | Vì sao túi ối nhỏ trong 3 tháng đầu và mẹo khắc phục hiệu quả
- 21/04/2025 | Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có sao không và lời khuyên dành cho mẹ bầu
- 25/04/2025 | Chuyên gia chỉ mẹ bầu cách nhận biết nước ối và huyết trắng
- 28/04/2025 | Bác sĩ giải đáp: Tách ối là gì?
1. Lóc ối là gì?
Rất nhiều mẹ bầu chưa hiểu rõ “lóc ối là gì”. Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, phương pháp lóc màng ối hay nhiều người thường gọi là lóc ối, là một thủ thuật kích thích chuyển dạ nhanh hơn thay vì chờ đợi chuyển dạ tự nhiên.
Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp lóc ối nếu cần thiết
Các bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo, sau đó, đưa 1 hoặc 2 ngón tay vào lỗ tử cung để tách rộng màng ối ra khỏi tử cung. Tác dụng của phương pháp này là kích thích tiết các prostaglandin nội sinh (một loại hormone gây co thắt tử cung) giúp mẹ bầu khởi phát chuyển dạ nhanh chóng hơn.
Hạn chế của phương pháp này là có thể khiến mẹ bầu bị đau, khó chịu, có thể gây chảy máu.
Thông thường, lọc ối và các phương pháp can thiệp chuyển dạ sẽ được chỉ định cho những đối tượng mẹ bầu sau đây:
- Mẹ bầu đã quá ngày dự sinh nhưng chưa có dấu hiệu sinh. Nếu chờ đợi chuyển dạ tự nhiên, mẹ bầu và thai phụ có thể gặp phải những nguy cơ sức khỏe rất nghiêm trọng.
- Mẹ bầu đã bị vỡ ối nhưng không nhưng không có dấu hiệu co thắt tử cung gây chuyển dạ: Đây là những đối tượng dễ bị nhiễm trùng do túi ối vỡ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, tấn công mẹ bầu và thai nhi. Ở những trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro mà thai phụ có thể phải đối mặt khi áp dụng các phương pháp can thiệp chuyển dạ.
- Các trường hợp bị nhiễm trùng ối.
- Mẹ bầu bị tiền sản giật, huyết áp cao,.... hay gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
2. Các thủ thuật can thiệp chuyển dạ khác
Ngoài lóc ối, nhiều phương pháp khác cũng có thể kích thích khởi phát chuyển dạ. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, khai thác tiền sử bệnh của mẹ bầu, đánh giá tình trạng thai,... để đưa ra phương pháp can thiệp chuyển dạ phù hợp nhất với mẹ bầu. Thai phụ có thể được áp dụng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để cho kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số phương pháp can thiệp chuyển dạ:
- Prostaglandin: Tác dụng của loại thuốc này là khiến cổ tử cung mềm hơn, mở ra dễ dàng hơn. Từ đó, kích thích quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Loại thuốc này được bào chế theo dạng ngậm hay đặt âm đạo,... Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thai kỳ, tuổi thai, có sẹo mổ thai không,... để lựa chọn dạng thuốc Prostaglandin phù hợp nhất cho mẹ bầu. Khi áp dụng phương pháp này, thai phụ cần nhập viện để thường xuyên được theo dõi cơn gò tử cung trên monitoring sản khoa.
Tùy từng mẹ bầu, bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật can thiệp chuyển dạ phù hợp
- Oxytocin: Đây là loại hormone tổng hợp được truyền qua đường tĩnh mạch của bệnh nhân với tác dụng kích thích những cơn co thắt tử cung.
Các bác sĩ sẽ theo dõi trên Monitor sản khoa để theo dõi hiệu quả gây xóa mờ cổ tử cung của thuốc và đồng thời kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Qua đó, điều chỉnh tốc độ truyền oxytocin vào cơ thể người mẹ.
- Đặt bóng nong cổ tử cung: Bóng của ống thông Foley, bóng Cook,... sẽ được đưa vào qua lỗ trong cổ tử cung ngay sát màng ối. Bác sĩ sẽ bơm nước để bóng căng lên và có tác động tách rộng màng ối giúp giải phóng prostaglandin nội sinh, đồng thời tạo ra áp lực lên cổ tử cung. Trước đây, phương pháp này thường được chỉ định với những trường hợp thai lớn. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp này ít được sử dụng do dùng các loại thuốc khởi phát chuyển dạ được xem là lựa chọn đơn giản và có nhiều ưu điểm hơn.
- Bấm ối: Thủ thuật can thiệp chuyển dạ này thường được chỉ định với những trường hợp cổ tử cung đã mở và ngôi thai thuận. Các bác sĩ sẽ chọc một lỗ nhỏ ở màng ối để túi ối vỡ ra và những cơn co thắt tử cung sẽ xuất hiện. Nếu không xảy ra co thắt tử cung, bác sĩ có thể chỉ định truyền oxytocin qua tĩnh mạch cho thai phụ. Bấm ối không được khuyến khích lựa chọn khi chưa thực hiện những phương pháp can thiệp chuyển dạ khác.
- Vê đầu vú: Đây là phương pháp có thể giúp cơ thể sản phụ tiết ra oxytocin. Thực hiện vê đầu vú trong khoảng 5 đến 30 giây và cách 2 đến 3 phút lại thực hiện một lần. Khi xuất hiện các cơn co tử cung thì ngưng se đầu vú.
3. Nguy cơ rủi ro khi can thiệp chuyển dạ
Dưới đây là một số nguy cơ rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện can thiệp chuyển dạ:
- Can thiệp chuyển dạ thất bại: Sau khi áp dụng các phương pháp can thiệp chuyển dạ, một số mẹ bầu không xuất hiện các cơn gò tử cung tốt, hay cổ tử cung không có những thay đổi để xóa mở thì bác sĩ sẽ xem xét mổ lấy thai.
- Cơn gò tử cung cường tính: Một số mẹ bầu xảy ra những cơn co thắt tử cung dồn dập với cường độ mạnh làm tăng nguy cơ vỡ tử cung. Những trường hợp này cần được mổ cấp cứu.
- Tăng nguy cơ vỡ ối và nguy cơ nhiễm trùng.
- Chảy máu sau sinh.
Mỗi một thủ thuật can thiệp chuyển dạ đều có chỉ định và chống chỉ định rõ ràng. Với những trường hợp không mang lại kết quả và xảy ra biến chứng, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai gấp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu chỉ nên thực hiện can thiệp chuyển dạ khi có chỉ định của bác sĩ tại những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa Nhi để kết hợp can thiệp kịp thời trong những tình huống cần thiết.
Mẹ bầu nên đi khám thai tại những cơ sở y tế uy tín
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Lóc ối là gì và một số phương pháp can thiệp chuyển dạ”. Nếu có nhu cầu đăng ký thăm khám thai tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, mẹ bầu vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn cụ thể hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!