Các tin tức tại MEDlatec
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi mẹ đừng bỏ qua
- 01/11/2023 | Khám dinh dưỡng: bước đầu cho sức khỏe toàn diện
- 01/12/2023 | Tư vấn dinh dưỡng cho bé online cùng MEDLATEC: lựa chọn tin cậy của gia đình Việt
- 01/12/2023 | Bác sĩ tư vấn dinh dưỡng cho trẻ: lựa chọn mang tính chiến lược cho trẻ phát triển khỏe mạnh
- 01/02/2024 | Dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ và những lưu ý mẹ đừng bỏ qua
- 01/02/2024 | 5 Nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ cai sữa mẹ
1. Sự phát triển của bé dưới 1 tuổi
Trước khi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi, các chuyên gia sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Khi chào đời, cân nặng của trẻ thường nằm trong khoảng 2800 – 3000g.
Mẹ cần cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng để luôn khỏe mạnh và phát triển
Trong những tháng tuổi đầu tiên, cân nặng của trẻ sẽ tăng khá nhanh. Trẻ có thể tăng 1000 – 1200g mỗi tháng ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên, tăng 500 – 600g/tháng ở giai đoạn 3 tháng tiếp theo và tăng khoảng từ 300 – 400g/tháng ở giai đoạn từ tháng thứ 7 đến khi trẻ đạt 1 năm tuổi.
Chiều cao của trẻ cũng sẽ có sự tăng trưởng khá nhanh. Trong 3 tháng đầu tiên, trẻ có thể tăng 3 – 3,5 cm/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng khoảng 2cm/tháng, và tăng chiều 1 – 1,5 cm ở giai đoạn từ tháng thứ 6 đến khi trẻ đạt 1 năm tuổi. Như vậy, trẻ dưới 1 tuổi tăng cân nặng và chiều cao rất nhanh chóng.
2. Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi
Các bậc phụ huynh cần nắm rõ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để có thể lên kế hoạch chăm sóc trẻ khoa học, giúp con phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần trong từng giai đoạn. Cụ thể là:
- Từ 0 – 4 tháng tuổi:
Với trẻ lúc này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và quan trọng nhất. Trẻ cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để phát triển tốt về trí não và thể chất. Sữa mẹ có đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Ở những tháng đầu đời, trẻ nên được ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ
Mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 8 cữ mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào trẻ thấy đói. Nên cho con bú hết một bên rồi sau đó mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Sữa đầu không chỉ có chứa nhiều nước mà còn có kháng thể giúp tăng cường miễn dịch. Trong khi sữa cuối có nhiều chất béo, protein giúp bé tăng cân. Trẻ được bú mẹ đầy đủ cũng có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Với trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi
Mỗi ngày trẻ cần ăn khoảng 830 – 1330 ml sữa. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu sau để quyết định việc ăn dặm sớm hơn 6 tháng tuổi:
- Trẻ đã bú mẹ đầy đủ (khoảng 8 đến 10 lần/ngày) hoặc ăn khoảng 1 lít sữa bột, nhưng vẫn chưa no.
- Trẻ chậm tăng cân, cân nặng của trẻ chưa đạt so với mốc phát triển.
Trong giai đoạn đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ nên bổ sung cho con các loại rau củ, quả, xay nhuyễn để con dễ ăn hơn. Mẹ cần từ từ điều chỉnh theo lượng thức ăn mà trẻ có thể tiếp nhận cũng như khẩu vị của trẻ.
- Với trẻ 6 – 10 tháng tuổi
Trẻ vẫn nên được bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột. Tuy nhiên, mẹ cần cho con ăn dặm, cho con làm quen với cháo dinh dưỡng, cháo bột.
Mẹ cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho con
Mẹ cần cho con ăn dặm đúng cách để con phát triển tốt và không bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của trẻ.
Thời gian đầu khi bắt đầu ăn dặm nên cho bé cho bé tập nhai, đảo và nuốt thức ăn. Mỗi lần mẹ nên cho con ăn 2 đến 3 thìa nhỏ và chia làm 2 bữa trong ngày. Sau khi trẻ đã thích nghi tốt, mẹ sẽ tăng dần lượng thức ăn và số bữa ăn cho trẻ.
Ở giai đoạn từ 7 đến 8 tháng tuổi, trẻ sẽ bú sữa mẹ ít hơn và lúc này các món ăn sẽ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Mẹ nên tìm hiểu và xây dựng cho trẻ những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ cần phải có đủ các dưỡng chất như chất đạm, chất bột, chất béo,...
Nên bổ sung protein cho trẻ từ các loại thịt, cá và trứng. Bổ sung lượng chất béo phù hợp cho trẻ, mỗi ngày có thể cho trẻ ăn một chén cơm, cháo. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các loại rau củ, quả cho trẻ, tùy vào mức độ hấp thu của trẻ. Có thể xay chung rau và thịt, cá để bé dần thích nghi với các loại thực phẩm mới.
- Với trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, sữa bột hay sữa mẹ sẽ không thể đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ở giai đoạn này, phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến các bữa ăn của trẻ. Các nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi bao gồm:
- Bột đường: Có nhiều trong gạo, mì, khoai...
- Protein: Có nhiều trong các loại thực phẩm như các loại thịt, cua, cá, trứng...
- Vitamin, chất xơ: Có nhiều trong các loại rau củ và trái cây,...
- Lipid: Có nhiều trong các loại hạt, phô mai, dầu ăn, sữa,...
Nếu trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ ăn khoảng 3 bữa. Nếu trẻ không còn bú mẹ có thể cho trẻ ăn 5 bữa. Mẹ nên xen kẽ các bữa chính và các bữa phụ để trẻ có cảm giác ngon miệng và dễ hấp thụ dưỡng chất.
Trên đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi mà các bà mẹ nên hiểu rõ để có thể lên kế hoạch chăm sóc trẻ tốt nhất. Nếu không bổ sung đầy đủ dưỡng chất và bổ sung sai cách, trẻ có nguy cơ bị thiếu chất, gây ra tình trạng biếng ăn, kém hấp thu, chậm phát triển.
Nên đưa trẻ đi khám nếu con có biểu hiện bất thường
Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đi khám. Các bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng của trẻ.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, để được tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!