Các tin tức tại MEDlatec

Nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm sẹo?

Ngày 01/02/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm

Mách bạn các bí kíp nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm

Việc chăm sóc da sau khi nặn mụn có vai trò rất quan trọng vì nếu da được chăm sóc tốt và cẩn thận thì sẽ tránh được nguy cơ hình thành sẹo thâm và trả lại độ trắng mịn cho da. Vậy nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm sẹo? Quý bạn đọc hãy dành ra vài phút để học hỏi một số bí kíp chăm sóc da sau khi nặn mụn trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm?

Rất nhiều người quan tâm đến việc điều trị cho da sau khi nặn mụn bởi vì bước chăm sóc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp của da sau này. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi nặn mụn bạn cần ghi nhớ:

Lấy sạch nhân mụn:

Nhân mụn cần phải được lấy hết vì nếu sót nhân mụn nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó mụn không những tiêu biến mà nó còn bị sưng viêm và dễ để lại sẹo thâm hơn. Ngoài ra, vi khuẩn từ nốt mụn cũ còn có thể lan sang vùng da xung quanh và tạo nên những nốt mụn mới.

Khi nặn mụn, bạn chỉ nên dùng một lực nặn vừa phải, không quá nhẹ cũng không quá mạnh. Bởi vì nếu dùng lực nhẹ quá thì sẽ khó lấy hết phần nhân bên trong, còn dùng lực quá mạnh lại dễ làm da tổn thương nghiêm trọng hơn.

Sau khi đã lấy hết nhân mụn, huyết tương và cùng máu sẽ tiếp tục chảy ra. Điều bạn cần làm lúc này là vệ sinh phần dịch thừa này một cách cẩn thận, sạch sẽ, không nên bôi bất cứ sản phẩm chăm sóc da nào lên ngay lập tức. Hãy dùng bông tẩy trang lau dịch máu đi và để da nghỉ trong khoảng 10 phút.

Nhân mụn cần được lấy sạch để ngăn ngừa nguy cơ tái phát và thâm sẹo

Vệ sinh da sạch sẽ:

Phụ thuộc vào loại mụn, tổn thương mà những vết mụn này để lại trên da sau khi nặn sẽ khác nhau. Vì vậy việc làm sạch da sau nặn mụn đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo thâm và tránh tình trạng kích ứng, viêm nhiễm có thể tái phát về sau.

Bạn nên rửa mặt với nước sạch, sau đó thấm nước muối sinh lý vào bông tẩy trang và chấm vào những nốt mụn vừa được lấy nhân xong. Đối với những người sở hữu làn da khô thì nên rửa mặt lại với nước sạch một lần nữa vì nước muối có thể khiến da bị khô sạm đi. Sau đó dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau khô da mặt.

Thao tác rửa mặt phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng vì làn da lúc này đang vô cùng nhạy cảm, tránh để da phải gặp thêm bất kỳ tổn thương ngoại ý nào khác.

Da mặt cần được rửa sạch một cách nhẹ nhàng để các chất bẩn, vi khuẩn được loại bỏ

Bôi sản phẩm chăm sóc da phù hợp:

Da sau khi trải qua quá trình nặn mụn sẽ dễ bị kích ứng và rất nhạy cảm. Vì vậy bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da được kê đơn bởi các bác sĩ da liễu uy tín. Không được dùng những loại kem dưỡng không rõ nguồn gốc xuất xứ hay những sản phẩm có tác dụng bào mòn, lột tẩy và làm trắng da cấp tốc như rượu thuốc, kem trộn,...

Không được sờ tay lên mặt:

Đây là nguyên tắc cơ bản khi điều trị da mụn bởi vì bàn tay của chúng ta sờ nắn vào rất nhiều vật dụng nên chứa nhiều vi khuẩn. Các vết mụn mới nặn thuộc dạng vết thương hở nên sẽ dễ bị nhiễm khuẩn từ da tay, từ đó làm tăng nguy cơ sưng viêm và nhiễm trùng.

Bảo vệ da khỏi các tác động từ tia UV:

Một trong những tác nhân khiến da trở nên đen sạm đó là tia UV trong ánh nắng mặt trời. Vì vậy trước khi đi ra ngoài trời nắng thì bạn nên bôi kem chống nắng và có các biện pháp che chắn cẩn thận để làn da sau nặn mụn không bị kích ứng, nổi mẩn đỏ và sạm nám do ánh nắng.

Không nên trang điểm:

Làn da nhạy cảm sau khi nặn mụn cần được nghỉ ngơi và chúng ta không nên khiến nó bị bít tắc lỗ chân lông và kích ứng bởi các sản phẩm trang điểm. Do đó hãy để những vết mụn bong vảy và lành hẳn thì bạn mới nên áp dụng các loại mỹ phẩm lên da mặt.

Tạm thời ngưng tẩy tế bào chết:

Tẩy tế bào chết là một bước quan trọng trong quá trình chăm sóc da, nên được tiến hành 2 lần/tuần nhằm làm thông thoáng lỗ chân lông. Nhưng đối với những làn da vừa trải qua quá trình nặn mụn thì không nên tiếp tục bị cọ xát từ việc tẩy da chết để tránh những tổn thương cho da.

2. Sau khi nặn mụn nên đắp mặt nạ gì?

Các loại mặt nạ sẽ giúp làm giảm thâm mụn và để hạn chế tình trạng kích ứng cho da, bạn nên sử dụng những loại mặt nạ làm từ thiên nhiên như cà chua, nha đam, nghệ, khoai tây,... Bởi vì những nguyên liệu này thường lành tính, đảm bảo an toàn cho da. Một số loại mặt nạ nên được sử dụng sau khi nặn mụn:

● Mặt nạ nha đam hay lô hội: đây là nguyên liệu được ứng dụng rất phổ biến trong làm đẹp. Chiết xuất gel nha đam bao gồm vitamin nhóm B, axit cinnamic, axit folic có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và tái tạo mô, hạn chế hình thành tế bào chết. Ngoài ra, nha đam còn giúp kháng khuẩn, ức chế sự hình thành của vi khuẩn. Trước khi sử dụng nha đam, bạn cần rửa sạch, gọt vỏ và loại bỏ hết phần nhờn của lá nha đam. Sau đó lấy phần thịt và xay nhuyễn, bôi lên da, giữ nguyên mặt nạ này từ 10 - 15 phút sẽ giúp ngừa thâm mụn và làm mát da.

● Mặt nạ nghệ kết hợp cùng mật ong và sữa không đường: đây đều là những nguyên liệu có tác dụng làm sáng mịn da, làm dịu vết sưng viêm và ngừa thâm sau nặn mụn. Bạn có thể thực hiện như sau: 1 củ nghệ tươi giã nát, vắt nghệ lấy nước rồi trộn nghệ cùng 1 muỗng mật ong, 1 ít sữa tươi không đường để tạo ra hỗn hợp có kết cấu sánh mịn. Sau đó nhẹ nhàng thoa mặt nạ lên khắp da mặt và để trong 15 phút, rửa mặt sạch lại với nước ấm.

Các loại mặt nạ sẽ giúp làm giảm thâm mụn và để hạn chế tình trạng kích ứng cho da

Bài viết đã gợi ý một số bí kíp chăm sóc da giúp bạn giải đáp cho băn khoăn nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm sẹo. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về cách điều trị các bệnh lý về da liễu khác thì có thể liên hệ đặt lịch khám cùng các bác sĩ khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC ngay hôm nay qua hotline 1900565656.

BS Chỉnh đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.