Các tin tức tại MEDlatec
Mách mẹ luyện tập cho trẻ bại não thêm linh hoạt, dẻo dai
- 19/12/2020 | Bại não là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh bại não?
- 26/12/2020 | Bại não là bệnh gì? Bại não có chữa được không?
1. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị bại não
Nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gây chứng bệnh này ở trẻ chia làm 3 loại:
1.1 Nguyên nhân trẻ bại não trước sinh
Trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm trùng thai kỳ như rubella, toxoplasmosis, cytomegalovirus,… sẽ gây tổn thương não của thai nhi. Việc thai nhi bị thiếu oxy não do suy nhau thai, nhau bong non, hoặc chảy máu do rau tiền đạo,… cũng đều dẫn đến tình trạng trẻ bại não.
Ngoài ra yếu tố di truyền từ gia đình hoặc mẹ tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại, sử dụng thuốc không tham khảo bác sĩ sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh về não.
1.2 Nguyên nhân trẻ bại não khi sinh
Những tác động dẫn đến bại não trong lúc sinh mà mẹ không biết như:
-
Trẻ sinh non, nhẹ cân dễ bị xuất huyết não, phù não.
-
Trẻ sinh ra bị ngạt dạ thường không khóc, toàn thân trắng bệch hoặc tím tái và cần phải cấp cứu ngay. Nó chiếm 10% trong tổng số các trẻ mắc bệnh.
-
Sang chấn sản khoa thường xảy ra với các trường hợp sinh khó phải nhờ đến các biện pháp hỗ trợ khi sinh như: Giác hút, can thiệp forceps,...
1.3 Nguyên nhân bại não sau sinh
Trẻ sinh ra mắc bệnh về thần kinh dễ tổn thương não
Những trường hợp trẻ mắc bệnh bại não sau khi chào đời như:
-
Não bị xuất huyết do bị thiếu vitamin K. Căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây di chứng thành bại não.
-
Vàng da nhân do tăng cao bilirubin nguyên nhân từ sự phá hủy hồng cầu hoặc chức năng gan chưa hoàn thiện. Với trường hợp nặng, nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao làm tổn thương các tế bào thần kinh gây ra bệnh bại não ở trẻ.
-
Trẻ mắc các chứng bệnh về thần kinh như: Viêm màng não mủ, chấn thương sọ não,... cũng sẽ dễ bị bại não.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bại não
2.1 Rối loạn vận động
Trẻ bại não khi vận động thì tay chân di chuyển không nhịp nhàng. 3 tháng tuổi chưa biết ngẩng đầu, 6 tháng chưa biết lật, 8 tháng vẫn chưa ngồi vững. Cơ thể bé sẽ mềm oặt và vận động tự phát rất ít.
2.2 Rối loạn sinh lý
Khi bú sữa không có lực, ngủ quá dài, nuốt không tốt. Đặc biệt trẻ thường xuyên ho sặc sụa, trớ sữa, khả năng ngậm và mở miệng kém, cân nặng tăng rất chậm.
2.3 Rối loạn ngôn ngữ
Có đến 60 - 95% người mắc bệnh đều bị rối loạn ngôn ngữ. Điều này gây khó khăn trong biểu đạt hoặc chọn từ ngữ, phát âm, nói lắp,…
2.4 Rối loạn trí tuệ
Trẻ bệnh về não có biểu hiện khác thường
Đây là triệu chứng dễ nhận biết của bại não. Ở Việt Nam có khoảng 25% người mắc bệnh này có trí thông minh và nhận thức ở mức độ bình thường.
2.5 Rối loạn tinh thần
Khi mắc bệnh liên quan về não, người bệnh thường co giật, dễ giật mình, hay la hét, cáu kỉnh khó chịu.
3. Bài tập cho trẻ bại não chuẩn nhất
3.1 Bài tập điều hòa trương lực cơ
Bài tập này có tác dụng giảm gồng căng cứng cho trẻ.
-
Động tác 1: 2 chân gập duỗi luân phiên
Mẹ gập chân bé hết tầm để gối sao cho đầu gối áp sát đến phần bụng. Thực hiện mỗi bên chân 20 lần với đều, nhịp nhàng, không quá nhanh, không quá chậm.
-
Động tác 2: Xoay khớp háng
Đầu tiên, áp sát đầu gối trẻ vào bụng, xoay đầu gối từ từ ra ngoài rồi áp xuống mặt sàn. Lưu ý luôn nói chuyện vui vẻ, nhìn vào trẻ trong quá trình luyện tập để tạo sự hào hứng ở con.
3.2 Bài kiểm soát tình trạng duỗi thân
Mẹ nên tập cho bé thường xuyên để cơ thể dẻo dai
Ở bài tập này đem lại sự linh hoạt, mềm dẻo hơn trên cơ thể cho trẻ. Thực hiện như sau:
Để trẻ ở tình trạng duỗi toàn thân, sau đó để hông và chân của bé ở tư thế gập. Cùng lúc này, mẹ dùng lòng bàn tay của mình tạo nên một lực đè nén vừa phải đặt vào xương ức của trẻ. Giữ tư thế này trong khoảng 3 - 5 giây, làm từ 5 - 10 lần lần đến khi con giảm hẳn duỗi thân.
Lưu ý: lực ép vừa phải không để trẻ bị đau.
3.3 Bài tập quỳ 4 điểm ở tư thế ngồi
Trẻ mắc bệnh khi tập bài này sẽ rèn cho con sự thăng bằng. Thực hiện như sau:
Đầu tiên bế trẻ tư thế ngồi, 2 chân con vắt về 1 phía, 2 tay duỗi ra phía trước. Từ từ đẩy người bé hướng về phía trước, mẹ dùng chân mẹ kẹp cố định ở kheo, 2 tay thì giữ hông con.
Chú ý tư thế chuẩn ở bài tập này cho bé là 2 tay 2 chân rộng bằng vai vuông góc với thân mình. Bàn tay xòe thoải mái chống xuống mặt sàn. Đầu ngẩng hướng lên phía trước, giữ lưng thẳng. Để yên tư thế trong 20 - 30 giây rồi hạ xuống cho bé đỡ mỏi, rồi tiếp tục thực hiện lại 3 - 5 lần.
4. Lưu ý trong chăm sóc trẻ bại não
Phụ huynh nên dành nhiều thời gian giúp con luyện tập
Cùng với thực hiện các bài tập trên cho trẻ, phụ huynh cũng nên chú ý một số điều trong quá trình chăm sóc trẻ sau đây:
-
Hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về mặt ngôn ngữ, vận động, nhận thức.
-
Dành nhiều thời gian vui chơi, trò chuyện với trẻ.
-
Phương pháp điều trị cho trẻ bệnh về não cần kết hợp song song tác động từ bên ngoài và cải thiện bên trong bằng thực phẩm để tăng chất lượng các tế bào não bộ. Phụ huynh có thể tham khảo bác sĩ các thực phẩm bổ não cho bé đem lại hiệu quả cao tốt nhất.
Trên đây là những thông tin và gợi ý về các bài tập cho trẻ bại não đơn giản mà ba mẹ có thể áp dụng tại nhà hàng ngày cho bé. Mẹ cũng nên đưa bé đi kiểm tra tại cơ sở y tế để nắm rõ tình hình bệnh hơn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 25 năm kinh nghiệm, được chuyên gia đánh giá cao trong điều trị các bệnh. Tại đây có đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, thiết bị máy móc được nhập khẩu rất hiện đại. Điều này giúp việc chẩn đoán, điều trị bệnh ở trẻ chính xác nhất.
Hãy gọi đến tổng đài 1900 565656 khi có thắc mắc cần được tư vấn ngay nhé.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!