Các tin tức tại MEDlatec

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì để cải thiện bệnh?

Ngày 03/02/2025
Máu nhiễm mỡ không ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe của người bệnh nhưng về lâu dài nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Vậy người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì để cải thiện bệnh và phòng ngừa biến chứng?

1. Máu nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì để cải thiện bệnh, chúng tôi sẽ cung cấp một vài thông tin để quý độc giả hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng máu nhiễm mỡ. 

Tình trạng máu nhiễm mỡ xảy ra khi các chỉ số mỡ máu là triglycerid, cholesterol hay cholesterol LDL tăng cao hơn mức bình thường. Phần lớn những trường hợp bị tăng mỡ máu thường không có triệu chứng rõ rệt và thường được phát hiện qua xét nghiệm máu trong những buổi khám sức khỏe định kỳ hoặc cho đến khi người bệnh gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, máu nhiễm mỡ có thể gây ra những vấn đề sau: 

- Xơ vữa động mạch: Cholesterol LDL và các chất béo tích tụ và dần tạo thành những mảng bám trong lòng động mạch. Đây chính là lý do khiến lòng động mạch bị thu hẹp lại và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong. 

Khi mỡ máu tăng cao, bệnh nhân có nguy cơ bị xơ vữa động mạch

- Tăng huyết áp: Máu nhiễm mỡ có thể khiến cho lòng động mạch bị thu hẹp và tăng sức cản khiến cho tim phải bơm máu mạnh mẽ hơn. Từ đó, gây ra tình trạng tăng huyết áp, gây áp lực lên tim và mạch máu. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến suy tim, suy thận.

- Tiểu đường: Mỡ máu cao và tiểu đường type 2 thường có liên quan chặt chẽ đến nhau. Mỡ máu cao là một trong những yếu tố gây kháng insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời, bệnh tiểu đường cũng khiến cho tình trạng máu nhiễm mỡ càng trở nên trầm trọng hơn. 

- Viêm tụy: Máu nhiễm mỡ cũng là nguyên nhân gây viêm tụy cấp tính. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường có biểu hiện nôn hoặc buồn nôn và đau bụng rất dữ dội,... Người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

- Sỏi mật: Máu nhiễm mỡ cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật với những triệu chứng như vàng da, đau quặn, sốt cao,... Sỏi mật có thể dẫn đến viêm túi mật, tắc ống mật và cần được can thiệp điều trị kịp thời để bảo vệ tính mạng cho người bệnh.

2. Máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì?

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống để sớm cải thiện bệnh. Vậy người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì?

2.1. Những thực phẩm người bệnh nên ăn 

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh chính là yếu tố quan trọng để giảm mỡ máu và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Cụ thể, bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm sau: 

- Các loại rau xanh và trái cây: Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, giúp hạn chế hấp thụ cholesterol, từ đó phòng ngừa những mảng xơ vữa bám vào thành động mạch. Một số loại rau xanh mà người bệnh nên ăn là rau bina, cải xoăn,... Đây cũng là nhóm thực phẩm giúp bạn no lâu hơn, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. 

Ăn giá đỗ có thể giúp bạn kiểm soát mỡ máu

- Giá đỗ: Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều protein và vitamin, ít calo, không chứa chất béo, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có thể góp phần điều chỉnh lượng cholesterol, kiểm soát mỡ máu. 

- Ngũ cốc và các loại hạt: Đây cũng là nhóm thực phẩm mà người bị mỡ máu cao nên ăn. Tiêu thụ ngũ cốc và một số loại hạt như hạnh nhân, mắc ca, óc chó,... có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu và phòng ngừa bệnh tim mạch ở người lớn.

- Đậu nành: Lượng protein và các axit amin trong đậu nành giúp bạn bồi bổ sức khỏe. Hơn nữa, loại thực phẩm này còn không có chứa chất béo bão hòa và cholesterol nên rất phù hợp với những người bị máu nhiễm mỡ hoặc đang trong chế độ giảm cân.

- Thịt trắng: Thay vì ăn thịt đỏ, người bị máu nhiễm mỡ nên ăn thịt trắng như ức gà, vịt, ngỗng, cá,... Loại thịt này có chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần. 

Thịt gà rất phù hợp với người bị máu nhiễm mỡ

- Axit béo có lợi cho sức khỏe như axit béo omega-3 (có nhiều trong các loại cá) và axit béo omega-6 (có trong thịt và dầu thực vật), đều là chất béo không bão hòa đa giúp giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ cứng động mạch và tăng cường sức khỏe tim mạch. 

- Nước: Ngoài bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bị máu nhiễm mỡ cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày.

2.2. Bị máu nhiễm mỡ nên kiêng gì?

Song song với việc bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bệnh nhân cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm có nguy cơ làm tăng mức cholesterol xấu. Cụ thể người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm sau: 

- Các loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa như phô mai, kem, mỡ lợn, xúc xích, trứng, gan, nội tạng động vật, thịt bò, sườn lợn,...

- Các loại món ăn có chứa chất béo no như khoai tây chiên hay một số loại đồ ăn nhanh,... những thực phẩm này không tốt với quá trình chuyển hóa mỡ, làm tăng mỡ máu và có thể gây áp lực cho gan.

Người bị máu nhiễm mỡ không nên ăn đồ chiên rán

- Đồ uống có cồn: Người bệnh không nên dùng đồ uống có cồn để hạn chế nguy cơ gan nhiễm mỡ. Khi gan hoạt động không hiệu quả thì việc loại bỏ cholesterol ra khỏi máu cũng bị ảnh hưởng, từ đó tình trạng máu nhiễm mỡ sẽ nghiêm trọng hơn.

- Những loại thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều đường như các loại siro, nước ngọt, bánh ngọt, đồ ăn nhanh, nước sốt,... cũng có thể làm tăng mỡ máu. Vì thế, người bệnh không nên dùng. 

- Bên cạnh đó, người bệnh bị máu nhiễm mỡ nên bỏ thói quen hút thuốc lá, không nên ăn quá mặn, hạn chế tiêu thụ các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích, thịt xông khói,…

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì để sớm cải thiện bệnh”. Ngoài chế độ ăn, bệnh nhân cũng nên chú ý đến việc điều chỉnh thói quen sống lành mạnh như ngủ đủ giấc và tập luyện đều đặn. Đặc biệt nên đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. 

Kỳ nghỉ Tết là thời gian của tiệc tùng, chúng ta thường có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm chiên rán, chứa nhiều chất béo và cung cấp nhiều calo,... nên rất dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe như tăng mỡ máu, tăng đường huyết hay gặp phải những vấn đề về tiêu hóa,... Do đó, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là những người đang có bệnh lý nền.

Bạn nên thăm khám sức khỏe tại cơ sở y tế đáng tin cậy

Để được đặt lịch khám sớm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn trực tiếp và cụ thể.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.