Các tin tức tại MEDlatec
Một số nguyên nhân gây bệnh bướu cổ và cách phòng ngừa
- 03/10/2020 | Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả nhất hiện nay
- 14/09/2020 | Những điều bạn cần biết về bệnh viêm tuyến giáp bán cấp
- 07/05/2020 | Hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả
- 14/09/2020 | Những thông tin cơ bản về bệnh viêm tuyến giáp De Quervain
- 27/04/2020 | Bệnh bướu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
1. Bệnh bướu cổ
Trước khi giải đáp thắc mắc nguyên nhân gây bệnh, chúng ta nên trang bị những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Đây là một trong những bệnh lý về tuyến giáp khá phổ biến hiện nay, nếu không tập trung điều trị bệnh có thể diễn biến phức tạp và tồi tệ hơn. Chính vì thế chúng ta không thể coi thường hoặc bỏ qua việc chữa trị bệnh.
Đa số người bệnh gặp phải tình trạng bướu cổ lành tính
Trong đó, các bác sĩ chia căn bệnh này thành 3 dạng chính, đó là dạng bướu cổ lành tính, bệnh ung thư và tình trạng rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp. Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, đa số người bệnh đều mắc dạng lành tính, con số này dao động trong khoảng 75 - 80%.
Nhìn chung, chức năng của tuyến giáp sẽ không chịu quá nhiều ảnh hưởng xấu khi bướu phát triển về kích thước. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy khó thở hoặc nuốt khó khăn bởi vì kích thước bướu quá to.
2. Bệnh bướu cổ hình thành do nguyên nhân nào?
Có lẽ vấn đề được nhiều người quan tâm nhất chính là nguyên nhân gây căn Bệnh bướu cổ là gì? Có khá nhiều lý do khiến bệnh hình thành và phát triển, song nguyên nhân thường gặp là cơ thể của người bệnh thiếu i-ốt trầm trọng.
2.1. Nguyên nhân chủ yếu
Nếu tuyến giáp hoạt động bình thường, chúng sẽ hấp thụ một lượng i-ốt nhất định từ các chất dinh dưỡng bạn nạp vào cơ thể hằng ngày. Trong trường hợp không được cung cấp đầy đủ i-ốt, về lâu về dài, chúng khiến cho bướu hình thành và gia tăng kích thước cực kỳ nhanh chóng.
Thiếu I ốt là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn mắc bệnh bướu cổ
2.2. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, bệnh bướu cổ cũng có thể hình thành từ những lý do khác nhau, ví dụ như rối loạn bẩm sinh, chúng hình thành do gen di truyền của gia đình. Vì vậy việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh là rất khó khăn.
Một số bệnh nhân do thói quen ăn uống không phù hợp mà phải đối mặt với bệnh lý trên. Cụ thể, họ sử dụng quá nhiều các thực phẩm gây ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp.
Nếu bạn lạm dụng thuốc trong một thời gian dài thì khả năng mắc bệnh lý liên quan tới tuyến giáp tăng cao. Đó là lý do vì sao bệnh nhân phải tuân thủ theo đơn thuốc bác sĩ kê.
3. Những triệu chứng thường gặp của bệnh
Thực sự chúng ta không thể giấu được sự lo lắng khi phát hiện mình mắc bệnh bướu cổ. Trong thời gian bị bệnh, bạn sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu toàn thân, ví dụ như cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, giọng nói trở nên khàn hơn. Đồng thời bạn hay có cảm giác căng thẳng, hồi hộp,… Nhiều người thường bỏ qua triệu chứng trên vì cho rằng mình bị ốm vặt, ăn uống không ngon miệng.
Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và chán ăn
Khi bướu mới phát triển với kích thước nhỏ, bệnh nhân gần như không cảm nhận các triệu chứng rõ rệt. Chỉ đến khi bướu phát triển to hơn, chèn ép vào các cơ quan gần tuyến giáp, bạn mới thấy dấu hiệu bất thường.
Nếu như bạn đột nhiên cảm thấy cổ họng luôn bị vướng, khi nuốt sẽ cảm thấy đau và cực kỳ khó chịu thì hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé! Tình trạng trên mà kéo dài thì có nghĩa sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Bên cạnh đó, do kích thước bướu quá lớn cho nên bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, ho khan hoặc bị nghẹn, đặc biệt trong khi đang nằm. Thực sự bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường này, nếu không tình trạng bệnh sẽ diễn biến tồi tệ hơn và khó điều trị dứt điểm.
4. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Như đã phân tích ở trên, mặc dù bướu cổ không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe song bệnh nhân vẫn cần điều trị tích cực để kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh. Thông thường, tùy vào mức độ bệnh, thể trạng của bạn, bác sĩ chỉ sẽ định phác đồ điều trị thích hợp nhất. Hiện nay, ba phương pháp được áp dụng phổ biến đó là điều trị nội khoa bằng thuốc uống, phẫu thuật, đốt sóng cao tần hoặc xạ trị.
Ba phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là: sử dụng thuốc uống, xạ trị và phẫu thuật
Trong đó, điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất. Cụ thể, các loại dược phẩm được sử dụng có khả năng điều chỉnh lượng hormone tuyến giáp ở mức ổn định. Đặc biệt, những người mắc bệnh do rối loạn tuyến giáp rất phù hợp để chữa trị bằng phương pháp này.
Để thu được hiệu quả cao nhất, người bệnh bắt buộc phải tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng.
Đối với những bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ xem xét để thực hiện xạ trị nhằm giảm kích thước của tuyến giáp. Thậm chí, người bị bướu cổ nặng có thể phải tiến hành phẫu thuật và cắt bỏ tuyến giáp. Tuy nhiên, tỷ lệ người phải phẫu thuật cắt bỏ chiếm một phần nhỏ, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.
5. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bướu cổ bằng cách nào?
Nhìn chung, nếu mỗi người có ý thức ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh thì khả năng mắc bệnh sẽ giảm đi đáng kể.
Đầu tiên, bạn phải đảm bảo cơ thể hấp thu đủ lượng i ốt cần thiết để duy trình hoạt động bình thường. Chúng có mặt trong nhiều loại thức ăn, ví dụ như cá biển, các loại nước mắm làm từ cá biển,… Ngoài ra, muối I ốt cũng góp phần giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn nên sử dụng một lượng vừa đủ hằng ngày nhé!
Những bệnh nhân sau khi điều trị bệnh về tâm thần hoặc bệnh mạn tính cần phải theo dõi và đi khám sức khỏe thường xuyên. Họ là đối tượng có nguy cơ mắc bướu cổ cực kỳ cao.
Mỗi người nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất
Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ bệnh nhân bướu cổ đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nếu bạn biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, điều độ thì chúng ta có thể hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh. Mỗi người nên trang bị cho mình kiến thức cần thiết để phòng tránh căn bệnh này.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!