Các tin tức tại MEDlatec

Một số thông tin bạn nên biết về xét nghiệm LDH

Ngày 11/10/2022
Theo dõi tình trạng của các tế bào trong cơ thể là điều cần thiết, nếu tế bào tại bất cứ cơ quan nào tổn thương, chúng ta sẽ kịp thời phát hiện và điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng LDH để phát hiện những vấn đề tổn thương xảy ra với tế bào. Đó là lý do vì sao bạn cần chủ động tìm hiểu và nắm được một số thông tin cơ bản liên quan tới xét nghiệm LDH.

1. Tìm hiểu chung về LDH và xét nghiệm LDH

Trên thực tế, không phải ai cũng hiểu được vai trò của LDH đối với cơ thể và ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm LDH. Hiểu đơn giản, LDH chính là một dạng enzym có khả năng tham gia phản ứng oxy hóa khử, chúng còn được biết đến với tên gọi quốc tế là Lactate Dehydrogenase.

LDH là một loại enzym trong cơ thể của chúng ta

Đặc biệt, loại enzym này xuất hiện ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đồng thời đây là một thành phần giúp quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể diễn ra suôn sẻ. Như vậy, LDH đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể chúng ta, định lượng LDH cần được giữ ở mức độ ổn định.

Trong trường hợp lượng enzym LDH trong máu tăng cao đột ngột, khả năng cao là các tế bào trong cơ thể của bạn đang bị tổn thương nặng nề. Lúc này, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm định lượng LDH để xác định tình hình sức khỏe, dựa vào kết quả kiểm tra bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng định lượng LDH tại các vị trí khác nhau thường không giống nhau. Chính vì thế, bệnh nhân cần thực hiện nhiều loại xét nghiệm định lượng LDH nhỏ lẻ để xác định xem tế bào tại cơ quan nào đang gặp tổn thương. Hiện nay, một số loại xét nghiệm LDH thường gặp là:

  • LDH-1: xét nghiệm kiểm tra định lượng LDH tại các cơ quan: tim, thận, tế bào màu đỏ,…

  • LDH-2: xét nghiệm kiểm tra định lượng LDH tại hệ thống lưới nội mô.

  • LDH-3: xét nghiệm kiểm tra định lượng LDH tại phổi và một số mô xung quanh.

  • LDH-4: xét nghiệm kiểm tra định lượng LDH tại thận, tụy, nhau thai.

  • LDH-5: xét nghiệm kiểm tra định lượng LDH tại cơ vân, gan.

Bạn cần nắm được định lượng LDH trong cơ thể của mình

2. Định lượng LDH trong máu bao nhiêu là bình thường?

Một trong những vấn đề đáng quan tâm khi bạn đi xét nghiệm LDH đó là kết quả xét nghiệm ở ngưỡng bao nhiêu là bình thường? Khi nắm được thông tin này, các bạn sẽ biết được tình trạng sức khỏe của bản thân, chủ động theo dõi và điều trị nếu phát hiện tế bào tổn thương trong cơ thể.

Tùy theo độ tuổi, định lượng LDH trong cơ thể sẽ thay đổi để đáp ứng với thể trạng của từng đối tượng. Ở người trưởng thành, định lượng LDH của nam và nữ giới lần lượt dưới ngưỡng 248 U/L và 247 U/L. Trong trường hợp định lượng LDH cao hơn 1000 U/L, bạn nên chủ động đi khám và xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng kể trên nhé.

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt các em bé sơ sinh, định lượng LDH tương đối cao, trong ngưỡng khoảng 290 - 2000 U/L. Trong khi đó, chỉ số này ở trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi bắt đầu giảm và duy trì ở mức độ ổn định hơn, khoảng 110 - 295 U/L. Các bậc phụ huynh nhớ theo dõi chỉ số này thật cẩn thận để biết trẻ có đang gặp vấn đề sức khỏe hay không nhé.

Xét nghiệm LDH giúp bạn theo dõi tình hình sức khỏe, phát hiện tình trạng tế bào tổn thương

3. Kết quả xét nghiệm LDH phản ánh vấn đề sức khỏe nào?

Vậy kết quả xét nghiệm LDH sẽ cho bạn biết những vấn đề sức khỏe nào? Như đã phân tích, nếu định lượng LDH trong cơ thể tăng cao đột ngột, nhiều khả năng tế bào trong cơ thể của bạn đang chịu tổn thương nặng nề, các mô cũng có nguy cơ bị tổn thương cấp, thậm chí là mạn tính. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm định lượng LDH rất khó phản ánh chính xác vị trí tế bào tổn thương. Cách tốt nhất là bệnh nhân nên thực hiện kết hợp nhiều phương pháp xét nghiệm, kiểm tra để biết rõ vấn đề sức khỏe của bản thân và có kế hoạch điều trị thích hợp.

Thông thường, bệnh nhân bị nhiễm trùng, tai biến mạch máu não hoặc có nguy cơ mắc viêm tụy, hoại tử mô sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm LDH. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sử dụng kết quả xét nghiệm định lượng LDH để theo dõi hiệu quả điều trị bệnh ung thư, một số vấn đề sức khỏe liên quan tới tim mạch, gan hoặc thận…

Một số trường hợp bệnh nhân phát hiện định lượng LDH trong máu giảm mạnh bất thường, đây là tình huống khá hiếm xảy ra. Để xác định được nguyên nhân, bạn nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Kết quả xét nghiệm LDH là thông tin chúng ta cần quan tâm

Nhìn chung, xét nghiệm định lượng LDH khá an toàn và không gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Chính vì thế bạn hoàn toàn yên tâm khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra mà không cần lo lắng về ảnh hưởng của phương pháp này đối với sức khỏe.

4. Gợi ý địa chỉ chuyên thực hiện xét nghiệm LDH

Chắc hẳn các bạn đều hiểu được vai trò và ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm LDH trong việc theo dõi sức khỏe, phát hiện một số bệnh lý. Tốt nhất, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc tế bào trong cơ thể có triệu chứng tổn thương, bạn nên chủ động đi xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ xét nghiệm uy tín, an toàn thì hãy tham khảo dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là đơn vị có bề dày kinh nghiệm gần 30 năm cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn vững vàng. MEDLATEC luôn nỗ lực cập nhật những phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất, phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ xét nghiệm

Đặc biệt, tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm dịch vụ tại Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Đồng thời, Trung tâm Xét nghiệm bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vinh dự là đơn vị y tế đầu tiên của Việt Nam nhận chứng chỉ CAP của Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ đối với phòng LAB đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm LDH và ý nghĩa của phương pháp này. Nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm, theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch trước.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.