Các tin tức tại MEDlatec
Một số thông tin cơ bản về xét nghiệm Cortisol
1. Hormone Cortisol là gì?
Hormone Cortisol được sản xuất tại vỏ thượng thận và có vai trò quan trọng vì ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động trong cơ thể. Bao gồm:
Hormone Cortisol được sản xuất tại vỏ thượng thận
- Kích thích hình thành glucose.
- Kích thích quá trình trao đổi chất nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dự trữ như mỡ hay một số loại protein carbohydrate thành năng lượng.
- Giúp cơ thể đối mặt với một số tác nhân gây căng thẳng cả về tinh thần lẫn thể chất.
- Chống lại nhiễm trùng.
- Tăng tiết acid dịch vị.
- Điều hòa huyết áp.
Nồng độ cortisol máu sẽ có sự thay đổi nhất định trong ngày. Thời điểm từ 6 đến 8 giờ sáng, lượng cortisol có thể đạt ở mức cao nhất. Càng về tối thì lượng hormone này sẽ giảm dần và vào ban đêm sẽ ở mức thấp nhất.
2. Xét nghiệm cortisol có ý nghĩa như thế nào?
- Xét nghiệm cortisol máu thường được chỉ định nhằm mục đích phân biệt tình trạng suy thượng thận tiên phát hay suy thượng thận thứ phát trong chẩn đoán hội chứng bệnh Cushing.
Xét nghiệm cortisol góp phần chẩn đoán nhiều bệnh lý
- Xét nghiệm cortisol niệu được thực hiện nhằm mục đích:
+ Hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị đối với những trường hợp mắc cường tuyến thượng thận, hội chứng suy thượng thận muộn hay còn gọi là bệnh Addison.
+ Góp phần chẩn đoán bất thường 11β - hydroxy steroid dehydrogenase.
+Xác định tình trạng tăng Aldosteron vì lạm dụng các loại thuốc có chứa corticoid.
- Chỉ số xét nghiệm cortisol được cho là bình thường khi:
+ Cortisol máu:
-
Đạt từ 171 đến 536 nmol/l (tương đương với 6,2 - 11,9 µg/dl) trong thời gian đo từ 7 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
-
Đạt từ 64 đến 327 nmol/l (tương đương với 2,3 - 11,9 µg/dl) trong thời gian đo từ 4 4 đến 8 giờ tối.
+ Cortisol niệu: Đạt từ 27,6 - 276 mmol/ngày (tương đương với 10 - 100 µg/ngày).
3. Một số nguyên nhân dẫn tới tăng và giảm nồng độ Cortisol
3.1. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi của nồng độ Cortisol trong máu
- Nồng độ Cortisol máu thường tăng trong một số trường hợp sau:
+ Người bệnh mắc u biểu mô tuyến thượng thận.
+ Các trường hợp bị bỏng.
+ Người mắc hội chứng Cushing.
+ Sản giật, phụ nữ mang thai, các khối u sản xuất hormon vỏ thượng thận ACTH không đúng chỗ.
+ Những người làm việc quá sức, vận động hay tập luyện với cường độ nặng.
+ Người mắc bệnh cường tuyến yên.
+ Các trường hợp bị cao huyết áp.
+ Cường tuyến giáp.
+ Người thừa cân, béo phì.
+ Các trường hợp bị nhiễm trùng.
+ Người mắc bệnh viêm tụy cấp.
+ Người gặp nhiều áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
Căng thẳng và làm việc quá sức có thể dẫn đến thay đổi nồng độ Cortisol
- Nồng độ Cortisol máu giảm vì một số nguyên nhân như sau:
+ Bệnh Addison.
+ Bệnh suy thượng thận.
+ Tình trạng hạ đường huyết.
+ Do mắc bệnh suy giáp.
+ Người bị bệnh gan.
+ Các trường hợp bị hoại tử tuyến yến sau sinh.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nồng độ Cortisol niệu
- Cortisol niệu tăng trong những trường hợp sau:
+ Người mắc hội chứng Cushing.
+ Phụ nữ đang mang thai.
+ Người mắc bệnh ung thư phổi.
+ Các trường hợp nữ giới không có kinh nguyệt hay còn gọi là bệnh Amenorrhea.
+ Người thường xuyên bị stress trong công việc và cuộc sống.
+ Trường hợp bị cường tuyến giáp.
+ Xuất hiện khối u ở tuyến yên.
- Cortisol niệu giảm có thể vì những lý do dưới đây:
+ Do mắc bệnh Addison.
+ Các trường hợp bị rối loạn chức năng cầu thận.
+ Các trường hợp bị suy tuyến yên, suy giáp.
3.3. Nồng độ cortisol giảm hoặc tăng do một số nguyên nhân khác
Ngoài một số bệnh lý nói trên, tình trạng tăng hoặc giảm cortisol còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Trong khi ngủ hoặc khi đang gặp áp lực, làm việc quá sức, nồng độ cortisol máu và nước tiểu cũng sẽ thay đổi.
- Người thường xuyên lạm dụng bia rượu, người bị trầm cảm, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn ăn uống hoặc đang gặp phải một số bệnh lý cấp tính thì cortisol niệu cũng sẽ đột ngột tăng cao, tuy nhiên chỉ số này thường không quá 300 µg/ngày.
- Người đang sử dụng một số loại thuốc cũng có thể bị tăng cortisol máu, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc amphetamine, nicotine, cồn ethylene,… Bên cạnh đó, một số loại thuốc lại có thể làm giảm cortisol trong máu như dexamethason, androgen hay barbiturat,...
- Một số loại thuốc có thể làm giảm nồng độ cortisol niệu, nhất là dexamethasone. Ngoài ra một số loại thuốc như glucocorticoid, nicotine amphetamine,… có thể làm tăng nồng độ cortisol niệu.
4. Một số lưu ý để đảm bảo kết quả xét nghiệm cortisol chính xác
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm cortisol chính xác, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện xét nghiệm sau khi lấy máu trong vòng 24 giờ.
- Đối với xét nghiệm máu:
+ Cần nhịn ăn, tránh vận động quá mạnh trong khoảng 10 đến 12 tiếng trước khi lấy máu.
+ Dừng tất cả các loại thuốc gây ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm, nhất là thuốc ngừa thai trong khoảng 24 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
+ Với những trường hợp muốn xác định hội chứng Cushing thì nên thực hiện lấy máu 2 lần, vào 7h - 10h sáng và 16h - 20h tối.
MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán bệnh
- Đối với xét nghiệm nước tiểu:
Cần thực hiện thu thập nước tiểu mẫu nước tiểu trong khoảng 24 giờ và thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y tế uy tín trong việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm cortisol máu và nước tiểu. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh cùng với hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, chắc chắn sẽ mang đến các dịch vụ y tế chất lượng nhất. Do đó khi đã lựa chọn MEDLATEC bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe khác, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!